NGÔI ĐỀN Ở CHÂN TRỜI, PHẠM TIẾN DUẬT ĐANG ĐỢI MỘT CON TÊ GIÁC.


PHẠM TIẾN DUẬT

TNc: Lòng buồn nặng trĩu khi tôi cho chùm bài này lên trang nhà. Không ngờ những dự báo của Phạm Tiến Duật cách đây 10 năm lại là sự thật sao? Nguyễn Khắc Phục bị bệnh trọng đang điều trị tại Viện 103. Chúng tôi đang chuẩn bị gấp để xuất bản tiểu thuyết Hỗn độn của Phục với gần 1000 trang. Cầu mong Nguyễn Khắc Phục vượt qua vận hạn này...
Tiếp tục đọc

VĂN CAO, TIẾNG HÁT


ĐẶNG TIẾN

Tranh Bùi Xuân Phái vẽ Văn Cao . Nguồn : Nhà phê bình Đặng Tiến.

Tranh Bùi Xuân Phái vẽ Văn Cao . Nguồn : Nhà phê bình Đặng Tiến.

Thiên Thai Trương Chi là hai ca khúc nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước, cấu trúc trên hai truyền thuyết được lưu hành lâu đời. Thiên Thai là chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi bồng lai, Trương Chi kể lại niềm đau đớn của chàng ngư dân có tiếng hát hay, tuyệt vọng vì tình: ai cũng hiểu như thế và hiểu đúng. Gần đây, Phạm Duy có phát triển thêm ý nghĩa của hai bài hát, trong một loạt bài rất hay đăng trên Văn Học (California), số 16 và 17 tháng 10, 11 năm 1987, mà Hợp Lưu đăng kèm trong số này.

Tiếp tục đọc

LÀNG QUAN HỌ QUÊ TÔI – MỐI LIÊN HỆ THƠ CA VÀ ÂM NHẠC


BBN

Bài thơ Làng Quan họ của nhà thơ Nguyễn Phan Hách được sáng tác năm 1969 đầu tiên in trên báo Văn nghệ, đó là tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời xuyên suốt đó là một không gian văn hóa Quan họ hiện lên trên từng lời thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc năm 1978 thành bài hát Làng Quan họ quê tôi – một trong những bài hát đặc sắc và tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của âm nhạc bác học đến dân ca.

Trái sang: Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Từ Trang.

Trái sang: Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Từ Trang.

Tiếp tục đọc

ANH ĐÃ YÊU NHƯ VẬY – BÀI THƠ TÌNH NHIỀU XÚC ĐỘNG


Trần Huyền Nhung và Nt Nguyễn Trọng Tạo

Trần Huyền Nhung và Nt Nguyễn Trọng Tạo

TRẦN HUYỀN NHUNG

ANH ĐÃ YÊU NHƯ VẬY

(Tặng các chiến sĩ trên đảo xa)

Chẳng lẽ anh yêu đất cằn và đá cỗi
nắng cháy da và rét buốt xương
gió xé rách áo quần
mưa ném nghiêng mũ cối
chẳng lẽ anh yêu sóng biển gào dữ dội
át cả tiếng em từ phía đất liền? Tiếp tục đọc

SÁCH QUÝ: THƠ CẦN THIẾT CHO AI


Bìa sách Thơ cần thiết cho ai.

Bìa sách Thơ cần thiết cho ai.

NTT: Sau cuốn ”Thơ đến từ đâu”, Nguyễn Đức Tùng lại cho ra mắt tại Việt Nam cuốn ”Thơ cần thiết cho ai”. Đây là 2 cuốn sách quý cho những người yêu thơ, người làm thơ và người nghiên cứu thơ.

Tháng 6 vừa qua, Nguyễn Đức Tùng cùng vợ con từ Canada về nước tổ chức ra mắt sách tại Huế, và được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Sách do Nxb Hội Nhà Văn và Nhã Nam xuất bản.

Dưới đây là cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều về cuốn ”Thơ cần thiết cho ai”.  Tiếp tục đọc

“NƯỚC MẮT” ĐỔ VÀO “DÒNG SÔNG MÍA”


BÙI VIỆT THẮNG

Nhà văn Đào Thắng

Nhà văn Đào Thắng

Tiểu thuyết Nước mắt của Đào Thắng (in lần đầu năm 1991) nhận Giải thưởng Văn học về đề tài Quốc phòng và An ninh Hội Nhà văn Việt Nam (1991 -1993), Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989 -1994). Mười bốn năm sau, Đào Thắng nhận Giải thưởng (Hạng A) Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai, 2002 -2005, của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Dòng sông mía (xuất bản lần đầu 2004, tái bản 2004, 2005, 2006). Khởi viết tiểu thuyết Nước mắt từ năm 1982, điều đó cho thấy, Đào Thắng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật của một nhà văn trải qua thử thách “lửa đỏ và nước lạnh” của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Tiếp tục đọc

NHẠC KỊCH ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN CỦA AN THUYÊN…


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015)

Nhạc sĩ An Thuyên
(1949-2015)

SGGP – 8:35′, 31/7/ 2005 (GMT+7)

Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc đã được chuyển thành phim, và giờ đây lại được chuyển thành nhạc kịch cùng tên. Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn nhạc kịch Đất nước đứng lên biểu diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội vào hạ tuần tháng 8 phục vụ Đại hội Nhạc sĩ lần thứ 7 và vở diễn này sẽ được truyền hình trực tiếp từ Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 sắp tới.

  • Từ tiểu thuyết đến nhạc kịch

Khi chúng tôi đến Nhà hát Quân đội (Mai Dịch – Hà Nội) thì 120 diễn viên đang là sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội đã bắt đầu buổi tập quan trọng từ đầu đến cuối vở nhạc kịch Đất nước đứng lên dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ An Thuyên, người đã đầu tư trọn một năm để viết nên vở nhạc kịch này.  Tiếp tục đọc

LÊ QUANG SINH KHẮC KHOẢI MỘT NIỀM QUÊ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

nhà thơ LÊ QUANG SINH

nhà thơ LÊ QUANG SINH

…Thơ Lê Quang Sinh mở trang nào cũng đẫm một chất quê rưng rưng thương nhớ, cay cay ân huệ, và, khát khát tình xưa.

Tôi chợt nhớ 20 năm trước, Sinh đang học những năm cuối Đại học Bách khoa Hà nội. Ở đấy có một câu lạc bộ thơ mang tên là “Vòm cửa xanh”. Có lẽ đấy là hình ảnh của cái cổng trường đại học – cổng trường hình parabon. Có mấy người trong nhóm thơ ấy, sau này đã thành danh: Nguyễn Quang Lập có thơ được giải thưởng, có tiểu thuyết được dịch ở Pháp; Nguyễn Thành Phong, Đoàn Xuân Hòa, Hà Đức Hạnh… trở thành nhà thơ và nhà báo. Cũng có những cái tên đẹp thời ấy như Thủy Tiên, Hồ Kim Nga… giờ tôi không rõ đang làm gì, ở đâu, nhưng nhớ về họ tôi lại nhớ một câu thơ của Hàn Mặc Tử: Tiếp tục đọc

NGUYỄN HOA VÀ THƠ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Bìa tập thơ "Thắp xanh niềm tôi" tái bản - NTT

Bìa tập thơ “Thắp xanh niềm tôi” tái bản – NTT

Có ý kiến chê thơ Nguyễn Hoa khô khan, nhưng cũng chỉ là nói với nhau chỗ này hay chỗ khác chứ không thấy ai viết ra điều đó cả, nó chỉ giống những câu chuyện trà dư tửu hậu cảm tính thường nhật. Ngược lại, có khá nhiều bài viết về thơ Nguyễn Hoa, từ điểm sách đến phê bình, mang tính ngẫu hứng hay tính khoa học, lại đánh giá và ghi nhận những đóng góp riêng của tác giả trong dòng thơ đương đại. Chỉ lướt qua một số bài viết đã đăng báo, cũng thấy các tác giả có những góc nhìn về thơ Nguyễn Hoa khá tinh tế và sâu sắc: “Những mảnh vỡ tiềm thức trong thơ Nguyễn Hoa” – Hồ Thế Hà, “Bâng khuâng mình đấy có yêu được mình” – Trịnh Thanh Sơn, Tiếp tục đọc

TRỞ LẠI GIÁO TRÌNH CỦA TIẾN SĨ HOÀNG THỊ HUẾ


NGUYỄN PHƯỚC NHƠN

HoangThiHueXem xong các bài viết trên Quà tặng xứ mưa tôi tìm đọc cuốn giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 của tiến sĩ Hoàng Thị Huế, Nxb Đại học Huế năm 2015. Tôi nghĩ vị tiến sĩ này chẳng lệch lạc gì về tư tưởng như ông Võ Văn Kha nói đâu, mà là sự kém cỏi, hạn hẹp về kiến thức. Chính trình độ kém dẫn đến việc biên soạn một cuốn giáo trình ngây ngô, nông cạn. Không hiểu sao một cuốn sách kém như vậy mà vẫn được xuất bản và vẫn được đem ra giảng dạy ở một trường đại học?

Cảm giác đầu tiên của tôi: đây là một cuốn sách cẩu thả, vội vàng. Những sai sót mà tác giả Võ Văn Kha chỉ ra là hoàn toàn chính xác. Tiếp tục đọc

MỘT GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC CÓ QUÁ NHIỀU SAI SÓT


VÕ VĂN KHA

logosach1Tôi là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nên không sành văn chương. Tuy nhiên, con tôi hiện là sinh viên Khoa văn, nên tôi quan tâm đến những vấn đề liên quan. Vừa rồi con tôi hỏi: Có phải hiện nay được phép sử dụng chữ Y dài và I ngắn như nhau không? Tôi giật mình trước câu hỏi này. Chẳng lẽ ba năm ở trường Đại học, con mình không đủ trình độ để nhận biết một vấn đề sơ đẳng của ngôn ngữ tiếng Việt?  Tiếp tục đọc

Bùa yêu – “ngải văn chương” của nhà văn Như Bình


HOÀNG QUÝ

Bìa tập truyện “Bùa yêu” do họa sỹ Văn Sáng thiết kế

Tập hợp gần 30 truyện ngắn được in rải rác trong nhiều năm, “Bùa yêu” được Như Bình chọn lựa với một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu, được soi chiếu dưới góc nhìn đàn bà nhất. Sách vừa được NXB Văn học và công ty Liên Việt phối hợp ấn hành.

Với ba tập truyện ngắn cùng nhiều giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ, Báo Văn nghệ trẻ… Như Bình là một trong những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trẻ nhất những năm 2000. Văn của Như Bình chải chuốt như thơ, đẫm chất lãng mạn, mơ mộng nhưng ẩn chứa trong từng con chữ là những tâm trạng với sự góc cạnh nhiều bề…. Tiếp tục đọc

BỐN MƯƠI NĂM THƠ HẢI NGOẠI (5)


logovietNGUYỄN ĐỨC TÙNG

Chương 5: ĐI TÌM TIẾNG NÓI MỚI  

Gánh nặng nếu biết cưu mang sẽ trở thành ánh sáng.
The burden which is well borne becomes light.

Ovid

status updates

Sống trong hiện tại là một việc khó khăn.  Tiếp tục đọc

BỐN MƯƠI NĂM THƠ HẢI NGOẠI (4)


logovietNGUYỄN ĐỨC TÙNG

Chương 4: THI PHÁP CHẤN THƯƠNG

Tôi vung cái dây thắt lưng lên trước mặt cha tôi.

–  Ông đã tra tấn tụi tôi, tôi nói. Không thể nói cách nào khác. Ông đi làm về nhà, rượu chè say sưa, chắc thế, rồi đánh đập thằng Bob và tôi chết mẹ luôn. Tôi còn nhớ đã gào khóc và bỏ chạy, hai đứa vừa bò vừa lết khi ông quất dây nịt vào người. Thôi đừng nói mấy cái chuyện yêu cho roi cho vọt. Tôi sợ ông muốn chết.  Tiếp tục đọc

Từ “Toàn tập S.A. Esenin đến “Bách khoa thư Esenin”


S.A. Esenin

TS. N.I. Shubnikova-Guseva (TỪ THỊ LOAN dịch)

Cách đây hơn 15 năm, Viện văn học thế giới mang tên A.M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã phê chuẩn chương trình biên soạn các bộ tập hợp tác phẩm của các nhà văn Nga thế kỷ XIX và XX, và từ đó đã bắt đầu công việc chuẩn bị các toàn tập của M. Gorki, V.V. Majakovski, A.N. Tolstoi, L.N. Tolstoi, A.A. Blok, sau đó là A.P. Platonov, M.A. Sholokhov, I.A. Bunin và những tác giả khác.

Trong khuôn khổ chương trình đó, từ năm 1989 chúng tôi bắt đầu biên soạn Toàn tập Sergei Esenin gồm 7 tập (9 quyển). Tiếp tục đọc