VĂN CAO, TIẾNG HÁT


ĐẶNG TIẾN

Tranh Bùi Xuân Phái vẽ Văn Cao . Nguồn : Nhà phê bình Đặng Tiến.

Tranh Bùi Xuân Phái vẽ Văn Cao . Nguồn : Nhà phê bình Đặng Tiến.

Thiên Thai Trương Chi là hai ca khúc nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước, cấu trúc trên hai truyền thuyết được lưu hành lâu đời. Thiên Thai là chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi bồng lai, Trương Chi kể lại niềm đau đớn của chàng ngư dân có tiếng hát hay, tuyệt vọng vì tình: ai cũng hiểu như thế và hiểu đúng. Gần đây, Phạm Duy có phát triển thêm ý nghĩa của hai bài hát, trong một loạt bài rất hay đăng trên Văn Học (California), số 16 và 17 tháng 10, 11 năm 1987, mà Hợp Lưu đăng kèm trong số này.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI ĐÙA GIỠN VỚI NAM TÀO


Nhân dịp anh Nguyễn Trọng Huấn 80 tuổi)

Họa sĩ VÕ ANH THƠ

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi quen vợ chồng KTS Nguyễn Trọng Huấn và Họa sĩ Võ Anh Thơ đã lâu. Mỗi lần vào Sài Gòn thường lên căn hộ tầng 3 đường Lý Tự Trọng nghe nhạc, uống rượu và đàm đạo chuyện trên trời dưới biển. Bạn bè của anh như Hoàng Phú Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn, Đào Hoa Nữ, Phùng Quán, Nguyễn Duy, Xuân Đài… toàn văn sĩ, nghệ sĩ, trí thức. Quê anh ở Huế, và anh từng công tác ở Viện kiến trúc- qui hoạch, là một Kts qui hoạch nổi tiếng nên tất nhiên anh là tác giả Đề án qui hoạch hai bờ Sông Hương. Thời ở Huế, tôi nhiều lần đi chơi cùng anh qua hầu hết những con đường, dòng sông Huế. Đã có lần cùng anh và họ Trịnh qua nghĩa trang Ngự Bình. Năm trước nghe nói anh đã xây mộ cho mình ở Huế, xây đẹp – dân kiến trúc mà. Mộ cứ xây và sống cứ sống.

Hôm nay nhận được bài viết của vợ anh về người chồng yêu quí, xin giới thiệu cùng bạn:

KTS Nguyễn Trọng Huấn bên ngôi mộ của mình

KTS Nguyễn Trọng Huấn bên ngôi mộ của mình

Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO: AN THUYÊN NHẠC SĨ CỦA MIỀN QUÊ


Báo Thanh Niên: Nhạc sĩ An Thuyên và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là hai người bạn thân thiết, đã chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo dành riêng cho Thanh Niên Online bài viết của ông về người nhạc sĩ tài hoa – người bạn An Thuyên. 

Nhạc sĩ An Thuyên – Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Tiếp tục đọc

THƯƠNG NHỚ AN THUYÊN


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Cuối chiều nay 3.7.2015, tôi nhận được điện thoại từ ca sĩ Sao mai Bùi Lê Mận, người hát thành công nhiều bài hát của An Thuyên, báo tin: Thầy Thuyên đã đi rồi bố ơi. Giọng Mận run run như đang khóc.

Vĩnh biệt An Thuyên - Người nhạc sĩ của công chúng

Nhạc sĩ An Thuyên (giữa) và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo trong một chương trình nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Tiếp tục đọc

NGUYỄN QUANG LẬP TÒ MÒ KÝ


NGUYỄN THÀNH PHONG

NGUYỄN QUANG LẬP

NGUYỄN QUANG LẬP

Em đi qua trảng cỏ/Sương tan thành bình minh/Đi qua cánh đồng xanh/Thành líu lo chim hót/Đi qua dòng suối ngọt/Suối ngọt hóa lời ca/Đi qua trái tim ta/Thành tình yêu nồng cháy…

Thơ của nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch điện ảnh nổi tiếng Nguyễn Quang Lập đấy. Chắc chả có nhà nghiên cứu phê bình nào biết tới những dòng thơ này của Lập.

Có thể em sinh viên Tổng hợp hồi ấy, cách đây hơn 20 năm, giờ đã thành bà chủ, chồng con dùm dề, trong những phút giây hồi nhớ tuổi xuân, vẫn thấy vang lên những câu thơ trong trẻo mà cũ mòn ấy của Lập tặng cho từ ngày xa xưa. Tiếp tục đọc

NGUYỄN HOA VÀ THƠ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Bìa tập thơ "Thắp xanh niềm tôi" tái bản - NTT

Bìa tập thơ “Thắp xanh niềm tôi” tái bản – NTT

Có ý kiến chê thơ Nguyễn Hoa khô khan, nhưng cũng chỉ là nói với nhau chỗ này hay chỗ khác chứ không thấy ai viết ra điều đó cả, nó chỉ giống những câu chuyện trà dư tửu hậu cảm tính thường nhật. Ngược lại, có khá nhiều bài viết về thơ Nguyễn Hoa, từ điểm sách đến phê bình, mang tính ngẫu hứng hay tính khoa học, lại đánh giá và ghi nhận những đóng góp riêng của tác giả trong dòng thơ đương đại. Chỉ lướt qua một số bài viết đã đăng báo, cũng thấy các tác giả có những góc nhìn về thơ Nguyễn Hoa khá tinh tế và sâu sắc: “Những mảnh vỡ tiềm thức trong thơ Nguyễn Hoa” – Hồ Thế Hà, “Bâng khuâng mình đấy có yêu được mình” – Trịnh Thanh Sơn, Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO: ESENIN


(NGUYỄN TRỌNG TẠO)

SERGEI ESENIN (1895-1925) là nhà thơ Nga vĩ đại thế kỷ XX, được tôn vinh sau Puskin (Mặt trời thi ca Nga). Năm nay, kỷ niệm 120 năm ngày sinh và 90 năm ngày mất Esenin, tôi có dựng trong vườn bức tượng chân dung anh. Dưới đây là bài thơ tôi viết sau khi dịch 40 bài thơ và viết xong bài tiểu luận về Esenin.

2 chân dung và chữ ký Esenin

Tiếp tục đọc

CỬA LÒ THUỞ ÔNG THÌN


VŨ TOÀN

Ông Phạm Văn Thìn - Ảnh: NTT

Ông Phạm Văn Thìn – Ảnh: NTT

TTCN – Sau mười năm, một làng chài xơ xác cát bụi đã hóa thân thành một thị xã biển đẹp, xanh. Ẩn sau sự chuyển đổi ấy là một người độc đáo: ông Phạm Văn Thìn với 10 năm làm chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò.

Ấn tượng còn lưu giữ trong ông Thìn là một Cửa Lò xác xơ cát bụi. Biển xanh hoang dã đầy rác thải. Dân làng chài từ người lớn đến trẻ em có tập quán đợi đến chiều tối ra biển ngồi phóng uế. Làng nghèo lác đác một vài lớp học xiêu vẹo. Bàn học kê bằng cây phi lao. Ghế ngồi kê bằng những đoạn cây mét. Học sinh thì quần đùi, chân đất, đầu trần. Tiếp tục đọc

TRONG CĂN PHÒNG ẨM MỐC THỜI GIAN


Nhà thơ Võ Thanh An

Nhà thơ Võ Thanh An

NGUYỄN QUANG THIỀU

Võ Thanh An chỉ là bút danh, được ghép lại từ 3 chữ trong tên quê hương ông: Võ ( Võ Liệt), Thanh ( Thanh Chương) An ( Nghệ An) mà thành. Còn tên thật của ông là Trần Quang Vinh, sinh năm 1942. Cầm tinh con ngựa ( tuổi Nhâm Ngọ), trong những câu chuyện vui với bạn bè, ông thường kể ra một loạt các nhà văn đồng niên rồi kết luận: Tất cả những người tuổi Nhâm Ngọ, dù là gì đi nữa, thì bao giờ cũng là những người đoàng hoàng…Đoàng hoàng, theo cách của Võ Thanh An có nghĩa là người quyết liệt, yêu ghét đúng sai rõ ràng. Tiếp tục đọc

NGUYỄN ĐÌNH TOÁN “THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG ẢNH VĂN NGHỆ SĨ”


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nguyễn Đình Toán không thích người ta gọi mình là Nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhưng khi tôi gọi anh là Nhiếp ảnh gia thì anh cười. Nhiếp ảnh gia hay Nhiếp ảnh xương thì cũng chả sao. Nhưng Nhiếp ảnh gia thì có vẻ đúng với anh hơn. 

Nguyễn Đình Toán - Ảnh: Chu Giang Phong

Nguyễn Đình Toán – Ảnh: Chu Giang Phong

Tiếp tục đọc

CHỤP ẢNH BẠN VĂN


NTT: Cầm trong tay cái máy ảnh, thấy gì thích là chụp. Rồi một ngày, tôi thấy trong hàng ngàn tấm ảnh đó, có khá nhiều những gương mặt thân thuộc mà nhiều nhất là bạn bè văn nghệ. Nhìn lại gương mặt bạn, bỗng thấy là lạ. Thì ra thời gian đã làm người ta thay đổi quá nhiều, nhưng gương mặt của ngày ấy, khắc ấy thì vẫn còn lưu lại mãi trong ảnh. Đưa lên đây mấy tấm ảnh bạn bè, cũng là để nhớ về nhau vậy.

 


Nhà thơ Bùi Minh Quốc
“Sao lại chụp tớ khi đang uống rượu?”
Tiếp tục đọc

HỒ CHÍ MINH, NHỮNG NGÀY SINH VÀ 1 LÁ SỐ TỬ VI


Nguồn: FB Thành Nguyễn

NGUYỄN THÀNH

Sắp đến 19/5 lại thấy báo chí, truyền hình bắt đầu “nhớ về Bác”.  Xét lại thì thấy mình chưa viết một bài nào về ông cụ bởi bất cứ bài nào viết về ông cụ dù là bất cứ ai viết và viết kiểu thì gì ở dưới cũng có rất nhiều tranh cãi thậm chí cắn xé lẫn nhau. Mình không thích viết ra để người ta tranh cãi nên vẫn chưa viết. Hôm nay thử viết một bài về cụ theo cách tiếp cận mới “ít tranh cãi” mà lại gắn với “sự kiện” xem sao. Tiếp tục đọc

NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG: THƠ LÀM CHẾT NGƯỜI NHƯ BỠN


Ý NHI

Tôi quen Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn vào khoảng 1969, 1970 khi tôi vừa ra trường và còn làm việc tại Viện Văn học.

Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Tiếp tục đọc

NHẠC SĨ MẠNH CHIẾN, CHÁY MÃI NGỌN LỬA ĐAM MÊ


NGUYỄN LÊ – HÀ AN

Nói đến nhạc sỹ Trần Mạnh Chiến không thể không nhắc đến nhạc phẩm “Tìm về nơi ấy” (Đạt giải A Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, năm 1994), “Nơi ấy quê mình” (Huy chương Bạc Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2001 tại Đắc Lắc). Hiện ông đang sở hữu một gia tài âm nhạc hơn 100 tác phẩm đã được in và phát hành. Người ta dễ dàng nhận thấy những âm hưởng Dân ca xứ Nghệ trào dâng trong những tác phẩm của ông.

Tuyển tập “Lửa trái tim” của nhạc sỹ Trần Mạnh Chiến được nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo viết lời tựa và đánh giá cao.

Tuyển tập “Lửa trái tim” của nhạc sỹ Trần Mạnh Chiến được nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo viết lời tựa và đánh giá cao.

Tiếp tục đọc

Lê Huy Quang và những đổi mới ngôn ngữ thơ ca


TRANG HÀ

Nhà thơ Lê Huy Quang

Nhà thơ Lê Huy Quang

Lê Huy Quang sinh năm 1944. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Nghệ An
Đã xuất bản 12 tập thơ, trường ca, kịch bản, tiểu luận nghệ thuật.

Được tặng nhiều Giải thưởng, Huy chương Vàng, về thơ, hội họa, sân khấu.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ủy viên Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Hà Nội.

Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Trang trí – Hội Mỹ thuật VN.
Nghệ sĩ Nhân dân chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát triển Nghệ thuật SK- Hội NSSKVN. Tiếp tục đọc