GIỖ NHẠC SĨ VĂN CAO – 20 NĂM NGÀY MẤT


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Khi ông mất tôi không về Hà Nội viếng ông được, và đã tự mình trình bày tấm ảnh ông với chữ VĂN CAO theo nét chữ ký của ông để trang trí buổi lễ truy điệu tại trụ sở Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Tôi đã treo tấm ảnh này 20 năm trong nhà, và hôm nay mang lên thành phố Hòa Bình tặng lại cho vợ chồng con trai trưởng của ông là Họa sĩ Văn Thao.

Khi ông mất tôi không về Hà Nội viếng ông được, và đã tự mình trình bày tấm ảnh ông với chữ VĂN CAO theo nét chữ ký của ông để trang trí buổi lễ truy điệu tại trụ sở Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Tôi đã treo tấm ảnh này 20 năm trong nhà, và hôm nay mang lên thành phố Hòa Bình tặng lại cho vợ chồng con trai trưởng của ông là Họa sĩ Văn Thao.

Nghệ sĩ đa tài Văn Cao sinh ngày 15.11.1923, mất ngày 10.7.1995 (tức ngày 13.6.1995 âm lịch). Khi ông mất tôi không về Hà Nội viếng ông được, và đã tự mình trình bày tấm ảnh ông với chữ VĂN CAO theo nét chữ ký của ông để trang trí buổi lễ truy điệu tại trụ sở Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Tôi đã treo tấm ảnh này 20 năm trong nhà, và hôm nay mang lên thành phố Hòa Bình tặng lại cho vợ chồng con trai trưởng của ông là Họa sĩ Văn Thao. Tiếp tục đọc

THĂM CÁNH ĐỒNG CHẾT Ở CAMPUCHIA


THÁI NGỌC HOÀNG THƯƠNG

Chào Cả Nhà ! Hôm nay Tím Sắc đến thăm Cánh Đồng Chết ở CamPuChia !!!

Tác giả Hoàng Thương.

Tác giả Hoàng Thương.


Tiếp tục đọc

VNEXPRESS: NGUYỄN TRỌNG TẠO GÂY XÚC ĐỘNG VỚI BÀI THƠ VỀ EM BÉ CAMPUCHIA


NAM CHI

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Gần 40 năm trước, tiếng kêu cứu của những em bé Campuchia mồ côi cha mẹ cần sự chở che trước nạn diệt chủng Khmer Đỏ lay động Nguyễn Trọng Tạo, khiến ông viết nên bài thơ nổi tiếng “Hát ru em bé Campuchia”.

Ngày 19/7, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đăng trên facebook của ông tác phẩm mang tên Hát ru em bé Campuchia. Bài thơ nhanh chóng nhận được gần một nghìn lượt bấm yêu thích từ bạn đọc, hơn 50 trang cá nhân cùng chia sẻ lại sáng tác này. Tiếp tục đọc

THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ LAI THÚY VỀ VIỆC RA KHỎI HỘI NHÀ VĂN VÀ BVĐ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP


Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy

Kính gửi:
– Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
– Ông Nguyên Ngọc, Trưởng ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập.

Thưa hai ông, tôi là Đỗ Lai Thúy, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thuộc bộ phận lý luận phê bình.

Năm 1992, tôi vào Hội với mục đích để có điều kiện nâng cao trình độ học thuật và nghệ thuật của mình, đồng thời, nếu có thể, đóng góp cho Hội và rộng ra cho ngành phê bình văn học nói chung, nhằm góp phần xây dựng một nền văn học Việt Nam giàu tính nghệ thuật và tính hiện đại. Trong 23 năm ở trong Hội, tôi đã hiểu được những giới hạn của bản thân mình cũng như những khung khổ của Hội với tính chất là một hội chính trị – xã hội – nghề nghiệp. Tiếp tục đọc

LÀNG QUAN HỌ QUÊ TÔI – MỐI LIÊN HỆ THƠ CA VÀ ÂM NHẠC


BBN

Bài thơ Làng Quan họ của nhà thơ Nguyễn Phan Hách được sáng tác năm 1969 đầu tiên in trên báo Văn nghệ, đó là tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời xuyên suốt đó là một không gian văn hóa Quan họ hiện lên trên từng lời thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc năm 1978 thành bài hát Làng Quan họ quê tôi – một trong những bài hát đặc sắc và tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của âm nhạc bác học đến dân ca.

Trái sang: Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Từ Trang.

Trái sang: Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Từ Trang.

Tiếp tục đọc

ANH ĐÃ YÊU NHƯ VẬY – BÀI THƠ TÌNH NHIỀU XÚC ĐỘNG


Trần Huyền Nhung và Nt Nguyễn Trọng Tạo

Trần Huyền Nhung và Nt Nguyễn Trọng Tạo

TRẦN HUYỀN NHUNG

ANH ĐÃ YÊU NHƯ VẬY

(Tặng các chiến sĩ trên đảo xa)

Chẳng lẽ anh yêu đất cằn và đá cỗi
nắng cháy da và rét buốt xương
gió xé rách áo quần
mưa ném nghiêng mũ cối
chẳng lẽ anh yêu sóng biển gào dữ dội
át cả tiếng em từ phía đất liền? Tiếp tục đọc

NGƯỜI ĐÙA GIỠN VỚI NAM TÀO


Nhân dịp anh Nguyễn Trọng Huấn 80 tuổi)

Họa sĩ VÕ ANH THƠ

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi quen vợ chồng KTS Nguyễn Trọng Huấn và Họa sĩ Võ Anh Thơ đã lâu. Mỗi lần vào Sài Gòn thường lên căn hộ tầng 3 đường Lý Tự Trọng nghe nhạc, uống rượu và đàm đạo chuyện trên trời dưới biển. Bạn bè của anh như Hoàng Phú Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn, Đào Hoa Nữ, Phùng Quán, Nguyễn Duy, Xuân Đài… toàn văn sĩ, nghệ sĩ, trí thức. Quê anh ở Huế, và anh từng công tác ở Viện kiến trúc- qui hoạch, là một Kts qui hoạch nổi tiếng nên tất nhiên anh là tác giả Đề án qui hoạch hai bờ Sông Hương. Thời ở Huế, tôi nhiều lần đi chơi cùng anh qua hầu hết những con đường, dòng sông Huế. Đã có lần cùng anh và họ Trịnh qua nghĩa trang Ngự Bình. Năm trước nghe nói anh đã xây mộ cho mình ở Huế, xây đẹp – dân kiến trúc mà. Mộ cứ xây và sống cứ sống.

Hôm nay nhận được bài viết của vợ anh về người chồng yêu quí, xin giới thiệu cùng bạn:

KTS Nguyễn Trọng Huấn bên ngôi mộ của mình

KTS Nguyễn Trọng Huấn bên ngôi mộ của mình

Tiếp tục đọc

TRỌNG TẤN CHINH PHỤC “KHÚC HÁT SÔNG QUÊ”


V.A. tổng hợp

Với kịch bản chân thực và sống động về câu chuyện cuộc đời của ca sĩ Trọng Tấn, “Khúc hát sông quê” hứa hẹn sẽ là sản phẩm gây xúc động, khơi gợi những tình cảm thiêng liêng nhất trong mỗi người. (Nghe bài hát tại đây).

Hình ảnh: Xúc động với câu chuyện về cuộc đời của Trọng Tấn số 1

Ca sĩ Trọng Tấn

Tiếp tục đọc

Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ?


BẠCH DIỆN THƯ SINH

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?

Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này… Tiếp tục đọc

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN – MỘT NGÀY CHỤP ẢNH VÀ BẦU CỬ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX đã khai mạc tại Hà Nội sáng ngày 9/7/2015.

taobaoninh

Nhà thơ NTT tiếp lửa CCCP cho nhà văn Bảo Ninh.

Tiếp tục đọc

“NƯỚC MẮT” ĐỔ VÀO “DÒNG SÔNG MÍA”


BÙI VIỆT THẮNG

Nhà văn Đào Thắng

Nhà văn Đào Thắng

Tiểu thuyết Nước mắt của Đào Thắng (in lần đầu năm 1991) nhận Giải thưởng Văn học về đề tài Quốc phòng và An ninh Hội Nhà văn Việt Nam (1991 -1993), Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989 -1994). Mười bốn năm sau, Đào Thắng nhận Giải thưởng (Hạng A) Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai, 2002 -2005, của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Dòng sông mía (xuất bản lần đầu 2004, tái bản 2004, 2005, 2006). Khởi viết tiểu thuyết Nước mắt từ năm 1982, điều đó cho thấy, Đào Thắng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật của một nhà văn trải qua thử thách “lửa đỏ và nước lạnh” của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO: AN THUYÊN NHẠC SĨ CỦA MIỀN QUÊ


Báo Thanh Niên: Nhạc sĩ An Thuyên và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là hai người bạn thân thiết, đã chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo dành riêng cho Thanh Niên Online bài viết của ông về người nhạc sĩ tài hoa – người bạn An Thuyên. 

Nhạc sĩ An Thuyên – Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Tiếp tục đọc

THƯƠNG NHỚ AN THUYÊN


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Cuối chiều nay 3.7.2015, tôi nhận được điện thoại từ ca sĩ Sao mai Bùi Lê Mận, người hát thành công nhiều bài hát của An Thuyên, báo tin: Thầy Thuyên đã đi rồi bố ơi. Giọng Mận run run như đang khóc.

Vĩnh biệt An Thuyên - Người nhạc sĩ của công chúng

Nhạc sĩ An Thuyên (giữa) và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo trong một chương trình nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Tiếp tục đọc

NHẠC SĨ AN THUYÊN QUA ĐỜI


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015)

Nhạc sĩ An Thuyên
(1949-2015)

Bệnh viện Quân y 108 cho biết nhạc sĩ An Thuyên bị nhồi máu cơ tim cấp. Ngay khi vừa được đưa vào viện cấp cứu lúc 16h20′ chiều nay, 3/7/2015, nhạc sĩ An Thuyên đã rơi vào tình trạng ngưng tim. Theo bác sĩ Thắng, sau hơn một tiếng nỗ lực cứu chữa không thành công, các bác sĩ đã ngưng cấp cứu lúc 17h45.

Quá đột ngột. Hôm kia An Thuyên còn gọi điện cho tôi gửi gắm vài điều. Trưa qua tôi cũng vừa báo tin vui cho Thuyên là 2 bài hát của Thuyên tham dự liên hoan ca múa nhạc CĐVCVN đạt giải vàng, và hẹn cuối tuần gặp nhau. Vậy mà đã kẻ âm người dương…  Tiếp tục đọc

NHẠC KỊCH ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN CỦA AN THUYÊN…


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015)

Nhạc sĩ An Thuyên
(1949-2015)

SGGP – 8:35′, 31/7/ 2005 (GMT+7)

Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc đã được chuyển thành phim, và giờ đây lại được chuyển thành nhạc kịch cùng tên. Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn nhạc kịch Đất nước đứng lên biểu diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội vào hạ tuần tháng 8 phục vụ Đại hội Nhạc sĩ lần thứ 7 và vở diễn này sẽ được truyền hình trực tiếp từ Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 sắp tới.

  • Từ tiểu thuyết đến nhạc kịch

Khi chúng tôi đến Nhà hát Quân đội (Mai Dịch – Hà Nội) thì 120 diễn viên đang là sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội đã bắt đầu buổi tập quan trọng từ đầu đến cuối vở nhạc kịch Đất nước đứng lên dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ An Thuyên, người đã đầu tư trọn một năm để viết nên vở nhạc kịch này.  Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: