THĂM CÁNH ĐỒNG CHẾT Ở CAMPUCHIA


THÁI NGỌC HOÀNG THƯƠNG

Chào Cả Nhà ! Hôm nay Tím Sắc đến thăm Cánh Đồng Chết ở CamPuChia !!!

Tác giả Hoàng Thương.

Tác giả Hoàng Thương.


Tiếp tục đọc

NGƯỜI VỀ TRƯỜNG SA


ĐÀO THẮNG

Nhà văn Đào Thắng

Nhà văn Đào Thắng

Tôi còn nhớ rõ sáng ngày 31 tháng 03 năm 1968, Mỹ tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc, ngừng đánh phá từ vĩ tuyến hai mươi trở ra. Họ nói là nói vậy thôi thực ra họ tập trung máy bay, bom đạn đổ xuống các trọng điểm từ vĩ tuyến mười chín, tức là cắt một cái vệt dọc từ cầu Bùng- Diễn Châu, Nghệ An chạy thẳng lên biên giới Việt Lào. Đại đội tám pháo cao xạ chúng tôi chốt ở cảng Bến Thuỷ, cách bến phà I hơn bốn trăm mét.

Tôi phải nói thật, cuộc chiến khốc liệt quá, sự sống và cái chết gần kề nhau lắm, anh em chúng tôi nói với nhau sống chết cách nhau chưa quá một gang tay, có thể sống ở đầu ngón tay cái, chết ở đầu ngón giữa. Tiếp tục đọc

BỌ NGỰA


Truyện rất ngắn của PHẠM DŨNG

Bọ ngựa

Bọ ngựa

Một con bọ ngựa mẹ có đứa con trai kháu khỉnh. Khi con nó lớn lên, chỗ ấy đã mọc lún phún lông măng, một lần nó ôm con thầm thì.

–      Con, nhất định con phải xa rời lũ đàn bà, con gái.

–      Sao thế mẹ?

–      Bọn chúng hung ác lắm… Chúng sẽ ăn thịt con sau khi con làm cho chúng sung sướng.  Tiếp tục đọc

Đến Geneve nhớ tiếng sáo Võ Thành Minh


Kết quả hình ảnh cho thành phố geneva của thụy sĩ

Thành phố Geneva

MAI KHẮC ỨNG

Thành phố Geneve nằm mút “đuôi con thỏ” Thụy Sĩ. Hồ Leman rộng như phá Tam Giang của Huế. Một đoạn bờ phía đông nam bên kia thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa Pháp. Ngoạn mục khỏi bàn. Điều tôi ngưỡng mộ hơn là sự thanh bình, thiện chí theo kiểu “bán chị em xa, mua láng diềng gần” của hai quốc gia châu Âu lần đầu tiên tôi đến. Sóng vỗ bên này bên kia cùng nhịp. Chẳng cần gì để ngăn. “Nhất cận thân. Nhì cận lân”. Bà con quê tôi thường mong muốn thế. Cận lân mà thân thiện thì yên ổn suốt ngày đêm. Cái biên giới nước không có cột mốc mà nghìn năm vẫn êm như nước. Người Pháp cao thượng. Người Thụy Sĩ hiền lành vô tư. Tính nhân văn có từ ngọn nguồn sự sống.  Tiếp tục đọc

Ê PÔ XI


TRẦN MẠNH NGÔN

EpoxiGiữa thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CEB) của phe Xã hội Chủ nghĩa có một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Beclin, thủ đô nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức. Ta thường gọi rút gọn là Đông Đức. Vì là Hội đồng Tương trợ Kinh tế nên chủ yếu bàn về kinh tế. Tính ưu việt của nền kinh tế chỉ huy bao cấp thì đã rõ không cần tranh cãi nữa. Không ưu việt thì làm sao mà đánh bại được phát xít Đức. Tiếp tục đọc

MASK


MatNaTruyện ngắn của NGHIÊM HUYỀN VŨ

Sau khi quả bóng bay màu đỏ có buộc theo cái phướn lụa cũng màu đỏ rời khỏi những ngón tay gầy guộc bay lên trời thì nét mặt chàng mới giãn ra, mãn nguyện. Thế là thêm một năm gặt hái thành công! Người ta thường đong đếm chuyện làm ăn vào dịp Tết, nhưng công việc của chàng nó thế, phải chờ đến rằm Nguyên Tiêu mới hoàn tất.

Hồi còn trẻ tôi từng là một người hâm mộ những bài thơ lẻ của chàng. Những bài thơ viết về những bản xô nát, những  bản giao hưởng, về những tác phẩm hội họa và các tác giả danh giá của chúng.   Tiếp tục đọc

ĐẾN LÂM TÌ NI: NƠI SINH ĐỨC PHẬT


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú

Bút ký NGUYỄN NGỌC PHÚ

Trong chuyến hành hương trên đất Phật chúng tôi đã đến ba vùng đất quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật, ba địa danh nằm trên đất Ấn Độ đó là Boddhgaya nơi Đức Phật sau bao thăng trầm trong cuộc tìm kiến chân lý đến ngồi nhập định dưới góc cây Bồ Đề và được khai minh. Sau đó Người vượt hai trăm cây số đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của Phật Giáo và Kushinagar là nơi Đức Phật lui về nghĩ những ngày cuối cùng nhập Niết Bàn ở tuổi tám mươi. Địa danh thứ tư nằm trên đất Nepal đó là Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi hoàng tử Siddhartha (Tất Đạt Đa) cất tiếng chào đời.   Tiếp tục đọc

PHẠM DŨNG: CHÍ PHÈO – AQ


chipheo2BIÊN KỊCH: PHẠM DŨNG

NHÂN VẬT

Chí Phèo

AQ

Thị Nở

Bá Kiến

Bà Tư

Ni Cô Huệ Chi

Lý Cường

Quan tòa

Và nhà văn Nam Cao  Tiếp tục đọc

30/4 – NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA


LARRY ENGELMANN

“Tôi không có một gắn bó tình cảm nào quá lớn đối với Việt Nam như vài bạn đồng nghiệp của tôi đã quả tình yêu mến đất nước này. Nhưng đến giây phút cuối, nhìn thấy chung cuộc xảy ra thế ấy, tôi nghĩ chúng ta đã làm một việc tồi tàn đối với dân tộc này, đáng lẽ họ được khá hơn nếu đừng bao giờ chúng ta đến đây. Ngay từ lúc đầu”.
(THOMAS POLGAR, Chỉ huy Trung ương Tình báo Mỹ tại Việt Nam)

Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO: THÁNG TƯ LẠI VỀ…


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Lại một tháng Tư về. Tháng Tư về mang theo cái nắng cuối xuân đầu hạ. Tháng Tư về mang theo những cơn mưa mát lành bao trùm cảnh vật, lòng người. Tháng Tư về từ những cánh pháo hoa tung lên trời đêm lộng lẫy dọc tháng Ba, theo những nẻo đường của đoàn quân thắng trận từ Buôn Ma Thuột đến Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn… trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Hoa loa kèn tháng Tư

Hoa loa kèn tháng Tư

Tiếp tục đọc

MIỀN HOA BAN


Trần Cảnh Yên

Trần Cảnh Yên

Truyện ngắn của TRẦN CẢNH YÊN

  “Anh ném pao

            Em không bắt

            Em không yêu

            Quả pao rơi rồi…

            Nào em có tình, nào anh có tình thì đừng để pao rơi xuống đất…!

Nào, mùa Pao đi anh…”.

Cô gái nghĩ ông “phó nháy” người miền xuôi không hiểu ý bèn nhắc lại: Anh ơi, chơi ném Pao với chị…em nào.  Tiếp tục đọc

NGUYỄN QUANG LẬP: ĐÊM CHONG ĐÈN NHỚ TRỊNH


Ns Trịnh Công Sơn

Ns Trịnh Công Sơn

NTT: Trần Tiến gọi điện hỏi, Tạo đã đọc “Đêm chong đèn nhớ Trịnh” của Lập chưa. Chưa. Vào mạng đọc đi, hay lắm. Đọc quả là hay, nên rinh về đây để bà con cùng đọc:

.
Đêm chong đèn nhớ Trịnh

 Tạp bút của NGUYỄN QUANG LẬP

1. Nhớ Trịnh thì nhớ những gì? Nhớ “đường phượng bay mù không lối vào…”, nơi quán cóc rượu Kim Long, nem và tré. Con đường chiều chiều nàng vẫn đạp xe đi qua. Bốn giờ tới quán, sáu giờ ngà ngà say, cũng là lúc bóng hồng thấp thoáng. Tiếp tục đọc

NGƯỜI BẠN TRI KỶ CỦA CHA TÔI


(Trích hồi ký “Về người cha thi sĩ”)

LÂM BÍCH THỦY

Người ngày ngày tới trò chuyện và dùng cơm cùng gia đình tôi là bác Quách Tạo. Bác là em ruột của nhà thơ Quách Tấn, lớn hơn ba tôi bốn tuổi. Nếu dùng từ để chỉ tình bạn của hai người thì đây đúng là “tri kỷ”. Bởi, tình cảm đâu phải hàng hóa khan hiếm để chia đều theo đầu người. Chị em tôi yêu mến bác khác nào bác ruột của mình.

Nhà thơ Yến Lan và bác Quách Tạo, chụp tại 37 Hàng Quạt -Hà Nội

Nhà thơ Yến Lan và bác Quách Tạo, chụp tại 37 Hàng Quạt -Hà Nội

Tiếp tục đọc

NHỚ THƯƠNG CÂY HÀ NỘI


cayg1NGUYỄN ANH TUẤN

Những ngày này, rất nhiều người Hà Nội ( và không chỉ người Hà Nội) ở nhiều nơi trên đất nước, và ở nước ngoài đã phải rỏ nước mắt xót xa đau đớn căm giận trước cảnh tượng cây cổ thụ bị đốn đổ hàng loạt tại vài tuyến phố Thủ đô. “Tác giả” thật sự của cảnh tượng đau lòng đó- nói theo một cựu đại biểu Quốc hội- là những kẻ “thiếu trí tuệ và thiếu dân chủ”. Nhiều giới, nhiều lớp người đã lên tiếng, đã có những hành động cụ thể để bày tỏ thái độ và quan điểm của mình. Cách đây mấy năm, chúng tôi may mắn có dịp nói nhiều về cây Hà Nội trong loạt phim tài liệu (4 tập) về Bốn mùa Hà Nội, đã phát sóng vào dịp Nghìn năm Thăng Long Hà Nội (Chương trình Mảnh ghép cuộc sống- VTV2). Và trong nỗi đau buồn chung này, chúng tôi xin được trích đôi lời bình phim có liên quan tới Cây Hà Nội, mong đóng góp vào sự ngăn chặn không để thảm cảnh kia tiếp tục diễn ra…  Tiếp tục đọc

ĐỐI THOẠI CÙNG CÂY


Đối thoại cùng cây - Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang Truyện ngắn của VŨ THỊ HUYỀN TRANG

Di phóng xe vào hầm tối om, uể oải dựng chân chống rồi tiện tay hất tung cái áo mưa trũng nước. Mấy con chuột chết tiệt lại cặp xương xẩu và đủ loại thức ăn hỗn tạp khác về góc hầm mở tiệc.

– Em đã đọc thông tin mới nhất về vụ chiếc máy bay MH370 mất tích chưa?

Thỉnh thoảng cứ đến giờ nấu ăn lại có nhà kêu mất thứ này thứ kia, Tiếp tục đọc