Quê hương William Shakespeare, được gìn giữ nguyên vẹn sau 400 năm


Phóng sự ảnh của Lê Quang Vinh

NTT: Nhà báo Lê Quang Vinh vừa gửi cho NTT phóng sự ảnh được thực hiện từ quê hương nhà viết kịch vĩ đại William Shakespeare. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm bao điều tâm huyết, cũng là câu hỏi khá day dứt cho tình trạng bảo tồn vốn văn hóa cổ của VN hiện nay. Lê Quang Vinh viết: Sao người Anh họ “nhìn xa trông rộng”, kỳ công đến độ tỷ mẩn để bảo quản nguyên vẹn mọi thứ thế kia? Nơi đây – Stratford-upon – Avon, thực sự là “báu vật” của nhân loại để chúng ta học hỏi trong công tác quản lý, bảo tồn những khu di tích lịch sử – văn hóa, phố cổ – đô thị cổ của cha ông chúng ta.

Ngôi nhà riêng của gia đình William Shakespeare.


Stratford-upon – Avon, quê hương William Shakespeare, được gìn giữ nguyên vẹn sau 400 năm

Ngày 14/6/2015, tôi may mắn được đến thăm Stratford-upon-Avon, quê hương Đại kịch gia nhân loại William Shakespeare. Đây là một đô thị có quy mô cỡ như “thị xã” của Việt Nam, nằm bên sông Avon xinh đẹp và thơ mộng.

Tôi thực sự kinh ngạc, khi hiện hữu trước mắt mình là từng gốc cây, đoạn phố; từng ngôi nhà có kiến trúc thời William Shakespeare (vật liệu sườn và cửa rả nhà thì làm từ gỗ sồi, tường xây bằng đất sét trộn vôi). Chân tôi rảo bước trên từng viên đã lát, tay sờ lên từng cột đèn, tường vách, lan can Gian cung bàn thờ Thánh nhà thờ Stratford-upon – Avon. Đây chính là Thánh đường “Chúa ba ngôi” (Holy Trinity Church) đã hơn 800 năm tuổi, nằm sát bên dòng sông Avon đa phần bốn mùa nước trong xanh và đầy ắp. Mộ của Đại thi hào William Shakespeare cùng Phu nhân, vợ chồng con gái và một người cháu (5 ngôi) an nghỉ ở vị trí trang trọng trên nền “Gian cung Thánh”. (Vợ chồng cô con gái này chính là bà Susanna và chồng là bác sĩ John Hall. Ông Hall là một bác sĩ nổi tiếng ở nước Anh vào thế kỷ XVII, có viết nhiều sách về y học).

Càng kinh ngạc hơn, khi chiêm ngưỡng mọi đồ vật trong ngôi nhà riêng của gia đình William Shakespeare (khi ông mới sinh ra, thời học tiểu học và trung học; lúc về già cho đến khi qua đời) từ trang bản thảo viết tay, các tác phẩm in khi văn hào còn sống; chiếc giường ngủ, lò sưởi đốt củi, bàn ăn, hòm gỗ đựng đồ, chiếc giỏ đan đựng quần áo giặt; dụng cụ nghề làm đồ da của gia đình và từng đôi găng tay do chính thân phụ cùng thân mẫu Shakespeare làm ra…Tất cả mọi thứ được quản lý, bảo tồn nguyên vẹn suốt 400 năm (William Shakespeare là nhà viết kịch – nhà thơ bậc nhất của nước Anh và cả thế giới, sinh năm 1564 – mất 1616).
Ngay những phút giây tại nơi đang thăm thú và sau cả tuần khi đã về lại Reading, nơi tá túc là nhà con gái; tôi luôn nghĩ: Sao người Anh họ “nhìn xa trông rộng”, kỳ công đến độ tỷ mẫn, chu đáo để bảo quản nguyên vẹn mọi thứ thế kia?
Nơi đây – Stratford-upon-Avon, thực sự là “báu vật” của nhân loại để chúng ta học hỏi trong công tác quản lý, bảo tồn những khu di tích lịch sử – văn hóa, phố cổ – đô thị cổ của cha ông chúng ta.

Bác sĩ Phan Thị Xuân Hương viếng mộ William Shakespeare và phu nhân được an táng dưới Bàn thờ Thánh trong nhà thờ Stratford-upon-Avon.
Chân dung và chữ ký của William Shakespeare được họa sĩ đương thời vẽ.
Bức tranh khảm mô tả một cảnh trong vở “Hamlet”, chiếc hòm gỗ và giỏ đan trong gian nhà tầng trệt.

Gia đình con gái và vợ Nhà báo Lê Quang Vinh trên đường phố Stratford-upon-Avon.

Bản thảo viết tay của William Shakespeare.

Tác giả và một nữ du khách người Nga bên tượng đài nhân vật Hamlet được đúc bằng đồng.
Nhà thờ Stratford-upon-Avon (Thánh đường “Chúa ba ngôi).

Đường phố Stratford-upon-Avon.

Trong vườn nhà Shakespeare.
Nhà báo Lê Quang Vinh bên chiếc giường ngủ của Shakespeare.
Lò sười đốt bằng củi vẫn đượm lửa như xưa.
Chiếc bàn trung bày dụng cụ nghề da và chiếc găng tay da do cha mẹ Shakespeare làm.
Công viên bên bờ sông Avon.

Nhà hát “Hoàng Gia” được xây dựng thời Shakespeare.

Ngôi nhà cổ của thời Shakespeare.

Phóng sự Lê Quang Vinh

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: