NHỚ NHẠC SĨ HOÀNG TẠO VÀ “TÊN LỬA VỀ BÊN SÔNG ĐÀ”


DÂN HUYỀN

VOV.VN – Nhạc sĩ Hoàng Tạo đã đi xa, song những tác phẩm âm nhạc của ông được những người lính nhớ mãi.

Trong những năm chống Mỹ, nhạc sĩ Hoàng Tạo hay đến chơi với chúng tôi ở Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Thời đó có phong trào kết nghĩa Bắc Nam – một tỉnh miền Bắc kết nghĩa với một tỉnh ở miền Nam. Không hẹn mà nên, chúng tôi đều là hai người con của hai tỉnh kết nghĩa (Hoàng Tạo quê Quảng Ngãi, tôi quê Nghệ An).

Nhạc sĩ Hoàng Tạo và các chiến sĩ văn nghệ xung kích của Quân chủng Phòng không – Không quân (Ảnh: Quân chủng PKKQ)

Tiếp tục đọc

KHI KHÁCH THƠ VIỆT TỚI WASHINGTON DC.


HOA LƯ (HIỆU MINH)

TPO – Xin nói ngay, tôi là một chuyên viên về IT, chỉ quen byte, bit, không có khái niệm nhiều về thơ nhạc họa. Hôm nay muốn kể về một thi nhân chợt thăm nhà… Nói thế để bạn đọc hiểu gia cảnh khi tiếp khách văn nghệ sỹ khó khăn như thế nào. Cô vợ bỏ cả ngày đi chợ, lau nhà và đọc sách nấu ăn. Ông chủ tìm trên Google tên “Nguyen Trong Tao” để biết nhân thân của khách. Biết dân thơ hay thích rượu, gia đình mua năm sáu chai rượu vang đủ loại của Pháp, Tây Ban Nha và Úc trong khi chủ nhà về tửu lực ngang Duy Khán, “nhìn chai không đã say”.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tại Bức tường chiến tranh ở Washington, D.C - Ảnh: Chung Lê

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tại Bức tường chiến tranh ở Washington, D.C – Ảnh: Chung Lê

Tiếp tục đọc

Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn


Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn

Tác giả: John C. Schafer – Người dịch: Vy Huyền – (Trích)

Đã có rất nhiều lời giải thích về sự nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những đề tài như: ca từ đầy chất thơ, khác với dòng nhạc tiền chiến, mang chủ đề phản chiến, cả việc ông đã khám phá ra những tiếng hát nữ tài năng, và còn nhiều điều khác nữa. Nhưng chủ đề Phật giáo trong những bài hát của ông lại rất ít khi được nhắc đến, phải chăng, đây là điều những học giả Việt Nam cho là hiển nhiên. Bài viết này nói đến chủ đề Phật giáo trong nhạc Trịnh và chứng minh rằng chủ đề này góp phần vào việc giải thích hiện tượng Trịnh Công Sơn. Ngoài ra, bài viết này cũng đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh Âu châu, là điều mà tác giả bài viết cho rằng đã thu hút Trịnh Công Sơn nhưng không có ảnh hưởng lớn đến những sáng tác của ông.  Tiếp tục đọc

NGUYỄN QUANG LẬP: ĐÊM CHONG ĐÈN NHỚ TRỊNH


Ns Trịnh Công Sơn

Ns Trịnh Công Sơn

NTT: Trần Tiến gọi điện hỏi, Tạo đã đọc “Đêm chong đèn nhớ Trịnh” của Lập chưa. Chưa. Vào mạng đọc đi, hay lắm. Đọc quả là hay, nên rinh về đây để bà con cùng đọc:

.
Đêm chong đèn nhớ Trịnh

 Tạp bút của NGUYỄN QUANG LẬP

1. Nhớ Trịnh thì nhớ những gì? Nhớ “đường phượng bay mù không lối vào…”, nơi quán cóc rượu Kim Long, nem và tré. Con đường chiều chiều nàng vẫn đạp xe đi qua. Bốn giờ tới quán, sáu giờ ngà ngà say, cũng là lúc bóng hồng thấp thoáng. Tiếp tục đọc

NGUYỄN ĐĂNG CHẾ: MỘT THỜI BÃO LỬA GIỜ VỀ GỐI TRĂNG


Nhà thơ NGUYỄN ĐĂNG CHẾ

Nhà thơ NGUYỄN ĐĂNG CHẾ

THÙY  VINH

(Baonghean) – Tôi biết Nguyễn Đăng Chế cách đây chừng 10 năm. Ông thường lại nhà ông bạn thơ già – nơi tôi thuê trọ – cùng với một vài người khác nữa để đàm đạo chuyện văn chương và họ đọc cho nhau nghe những bài thơ mới viết. Ông ấn tượng với tôi bởi dáng người cao lớn, bước đi đĩnh đạc và giọng nói sang sảng, hào hùng. Đã có lần tôi đùa: Bác Chế trông không giống nhà thơ lắm nhỉ? Một người trong nhóm thơ hôm ấy đã nói nhỏ với tôi: Trước khi trở thành “nhà thơ” Nguyễn Đăng Chế, ông ấy đã là “anh hùng”. Nếu nhà báo có ý định viết, thì đây là một con người vô cùng thú vị…

Tiếp tục đọc

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH


Ông Dương Văn Minh

Ông Dương Văn Minh

PHẠM VĂN HÙNG

LTS: Dưới đây là bản tóm tắt của một công trình nghiên cứu công phu, nhiều tư liệu mới với độ tin cậy cao của ông Phạm Văn Hùng. Hi vọng rằng, với công trình nghiên cứu này, sự kiện về Tướng Dương Văn Minh sẽ được sáng tỏ thêm… Nó cũng chứng tỏ sự phối hợp tuyệt đẹp giữa quân sự – chính trị – địch vận… trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nó nói lên sự phong phú vô tận của cuộc sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của lòng yêu nước Việt Nam…  

THÂN THẾ VÀ GIA ĐÌNH

– Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho. Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO NGƯỜI TỰ SẮM VAI MÌNH


Đồi Monmac

Đồi Monmac

 LÊ HUY MẬU

Nguyễn Trọng Tạo thuộc lớp nhà thơ tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ. Nếu phải phát biểu ngắn gọn về thơ của lớp nhà thơ này thì: Thơ Hữu Thỉnh là thơ lấp lánh. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ thông minh. Thơ Nguyễn Đức Mậu là thơ đậm đà. Thơ Nguyễn Duy là thơ thuần Việt. Thơ Bằng Việt là thơ trí tuệ. Thơ Vũ Quần Phương là thơ sang trọng. Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa. Thơ tài hoa là thứ thơ khiến người ta có cảm tưởng như đó không phải là kết quả logic của tư duy mà là sự thăng hoa của ngôn từ.

Tiếp tục đọc

TƯỚNG PHẠM HỒNG SƠN – MỘT THỜI CHIẾN TRẬN


HỒ PHI PHỤC

Năm ngoái, Nghệ An tổ chức cuộc gặp gỡ tri ân cán bộ cấp tướng xuất thân từ tỉnh nhà. Tôi không thấy tướng Phạm Hồng Sơn, được biết ông vắng mặt vì lí do sức khoẻ tuổi già. Năm nay, kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội , đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ  Hồ Đức Phớc viết trên Báo Nghệ An bài “Tự hào về tướng lĩnh trên quê hương Bác Hồ”, có đoạn trân trọng nói về Phó Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên Phạm Hồng Sơn, ông lại vẫn “vắng mặt” vì đã qua ngày giỗ đầu của ông rồi! Trong tôi, hình ảnh ông, tên tuổi ông, sẽ mãi mãi có mặt cùng người thân, đồng đội, cùng quê hương đất nước.

TƯỚNG PHẠM HỒNG SƠN

TƯỚNG PHẠM HỒNG SƠN

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh


NGUYỄN GIANG

Tuần này, trong các cuộc tranh luận về bầu cử Anh dự kiến diễn ra vào ngày 7/5/2015, tôi thấy có một cái tên được nhắc đến là Sir Stafford Cripps.

Sir Stafford Cripps.

Ông Sir Stafford Cripps.

Tiếp tục đọc

NGHỆ THUẬT KHÔNG GIAN CỦA DANH HỌA LÊ BÁ ĐẢNG NGƯNG LẠI VĨNH HẰNG


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tin danh họa Lê Bá Đảng đã từ trần vào ngày 7-3-2015 ở tuổi 94 tại Paris (Pháp) do tuổi cao sức yếu khiến nhiều người bàng hoàng thương tiếc.

Ông sinh ngày 27-6-1921 tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Năm 1939, họa sĩ sang Pháp trong đoàn lính thợ của quân đội Pháp, tham gia vào những đội quân chống phát xít và bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Sau đó, ông học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và đã sáng tạo ra một phương pháp nghệ thuật được gọi tên là Không gian Lê Bá Đảng. Năm  1989, họa sĩ Lê Bá Đảng đã nhận được giải thưởng “Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo” do Viện quốc tế Saint-Louis của Mỹ trao tặng. Năm 1994, ông được nhà nước Pháp tặng huân chương Văn hóa nghệ thuật Pháp. Năm 1993, Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambrit (Anh), bầu chọn họa sĩ Lê Bá Đảng là một trong số những người nổi tiếng toàn cầu năm 1992 – 1993. Năm 2006, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã được xây dựng và đi vào hoạt động để triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng tại địa chỉ 15 Lê Lợi, TP Huế.

Là người có nhiều lần tiếp xúc với ông, tôi xin nghiêng mình vĩnh biệt người họa sĩ tài danh, và xin đăng lại bài viết về ông nhân cuộc triển lãm tại Bích La Đông, làng quê Lê Bá Đảng.

HUE Festival 083 by you.

Nguyễn Trọng Tạo và Lê Bá Đảng – Ảnh Ngô Minh

Tiếp tục đọc

ĐANG SỐNG MÀ ĐÃ BẢO TÀNG…


NGUYỄN TRỌNG TẠO: Dù đã biết trước, mình vẫn giật mình khi nhìn vào góc trưng bày tác phẩm và hiện vật mang tên mình trong Bảo tàng Văn học Việt Nam, tại 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội. Có cảm giác là mình đã chết từ lâu lắm rồi.

“Đang sống mà đã bảo tàng
Tưởng như mình chết từ ngàn năm xưa”…

BaoTang Tiếp tục đọc

NHÀ THƠ QUANG HUY, NGƯỜI THẦY CỦA TÔI


Nhà thơ Quang Huy và vợ

Nhà thơ Quang Huy và vợ

NGÔ ĐỨC TIẾN

“Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy”. Lẽ thường là vậy, nhưng mồng một Tết năm nay, tôi nhận được điện thoại từ một bạn thơ: nhà thơ Quang Huy đã qua đời. Đối với chúng tôi, lớp học trò trường cấp 2 Yên Thành những năm từ 1958 đến 1961, lớp những cây bút thơ trưởng thành từ những năm 60-70 của thế kỷ 20 không thể nào quên được nhà giáo – nhà thơ Quang Huy, một trong những người có công trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhưng cây bút trẻ, có công xây dựng Hội Văn học Nghệ An trong những ngày đầu mới thành  lập.  Tiếp tục đọc

BINH ĐAO TRẦN ĐÌNH BÁ


XUÂN BA

Nhà báo Trần Đình Bá (trái) cùng tác giả.

Nhà báo Trần Đình Bá (trái) cùng tác giả.

TP – Chất giọng Nghệ nặng chịch khi vang khi rè. Con người lão dường như phảng phất vẻ bất an nào đó? Tập hợp những bài báo đã viết, lão có mấy cuốn sách bán khá chạy nhưng nổi có Hành trình đến chân lý và cuốn mới nhất Vui với cuộc đời.

Đứng không yên ổn…

Chất giọng Nghệ nặng chịch khi vang khi rè. Con người lão dường như phảng phất vẻ bất an nào đó? Tập hợp những bài báo đã viết, lão có mấy cuốn sách bán khá chạy nhưng nổi có Hành trình đến chân lý và cuốn mới nhất Vui với cuộc đời. Tiếp tục đọc

NHÀ THƠ QUANG HUY QUA ĐỜI KHI VÀO TUỔI 80


Nhà thơ Quang Huy

Nhà thơ Quang Huy

NGUYỄN TRỌNG TẠO

TIN BUỒN – Hay tin Nhà thơ Quang Huy mất, tôi bỗng thấy mình có lỗi với anh – một người anh, một người bạn vong niên mà tôi vô cùng kính trọng. Tôi cũng thấy mình có lỗi với cả chị Mai Sương vợ anh, một người đẹp không chỉ về hình thức mà tâm hồn chị mang chứa đầy đủ vẻ đẹp công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xứ Nghệ quê tôi. Ấy là cả năm qua không hiểu sao tôi lại không đến thăm anh chị. Tôi đến thăm anh chị không nhiều, nhưng lần nào đến, anh chị cũng mừng rỡ, cưng chiều đủ thứ. Lần nào đến cũng giữ lại ăn cơm cho bằng được. Có chai rượu nào quý nhất cũng mang ra. Từ 2003 anh bị tai biến phải kiêng bia rượu, vẫn có rượu cho tôi, và thấy tôi uống được là anh chị chuyện trò vui rôm rả. Vậy mà cả năm rồi tôi không ghé thăm anh chị. Mãi đến khi nhận được tin nhắn của cháu Mai Anh, tôi mới biết anh đã mất đúng ngày mồng Một tết, đã 3 ngày rồi. Tôi lặng sững. Nước mắt ứa ra. Những giọt nước mắt thương anh, cũng là những giọt nước mắt mặc cảm tội lỗi của tôi. Tiếp tục đọc

ÔNG QUANG HUY LÀ CÓ THẬT


YÊN KHƯƠNG

Bắt đầu làm thơ từ năm 19 tuổi, những bài thơ đầu tiên được hoàn thành trong thời gian học tập tại Trung Quốc, nhà thơ Quang Huy đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả với mảng thơ lục bát và rất nhiều những tác phẩm dành cho thiếu nhi… Thế nhưng, chính những đứa trẻ khi đọc, khi học thơ ông rất thích lại không tin ông chính là nhà thơ Quang Huy khi chúng gặp.

     Thơ là tính nết, là con người

     Nhà thơ Quang Huy có thế mạnh về thơ lục bát. Ông tâm sự, Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: