NGUYỄN ĐÌNH TOÁN “THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG ẢNH VĂN NGHỆ SĨ”


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nguyễn Đình Toán không thích người ta gọi mình là Nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhưng khi tôi gọi anh là Nhiếp ảnh gia thì anh cười. Nhiếp ảnh gia hay Nhiếp ảnh xương thì cũng chả sao. Nhưng Nhiếp ảnh gia thì có vẻ đúng với anh hơn. 

Nguyễn Đình Toán - Ảnh: Chu Giang Phong

Nguyễn Đình Toán – Ảnh: Chu Giang Phong

Tiếp tục đọc

ĐẾN THƯ VIỆN GIA ĐÌNH ĐTH NGHĨ VỀ VĂN HÓA ĐỌC


NGUYỄN TRỌNG TẠO 

Đoàn Tử Huyến là một dịch giả văn học tài hoa biết chọn sách đẳng cấp để dịch. Anh cũng là một người làm sách giàu kinh nghiệm: thẩm định và biên tập nhiều cuốn sách quí. Trung tâm VHNNĐT của anh in được sách quí cả Đông lẫn Tây, cả cổ lẫn kim, đặc biệt là có những cuốn sách quí của ta bị thời gian (và cả định kiến chính thống) phủ bụi. 

Khai trương Thư viện gia đình ĐTH – 29.5.2015 – Trái sang: Tạ Phương, Nguyễn Trọng Cử, Chí Tâm, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đức Mậu, Mạc Mạc, Nguyễn Trọng Tạo.

Tiếp tục đọc

“LÀM PHÚC XÚC LẤY TỘI”. CỨU NGƯỜI LẠI BỊ TÙ. NÊN KHEN AI? PHẠT AI?


Em Đỗ Quang Thiện

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Lúc 6:02 ngày 29 tháng 5 tôi đưa lên FB stt vụ nhà báo giải oan cho học sinh THPT Buôn Mê Thuột ra khỏi tù sau 52 ngày bị thi hành án. Thật là ngoạn mục! Tôi không ngờ làng FB lại quan tâm và xúc động về vụ này đến thế. Rất nhiều lượt truy cập vào stt này, gần 2.500 người “thích (like), gần 600 bình luận (commente) và 236 lượt chia sẻ (đưa về các trang cá nhân). Mời bạn cùng quan tâm đến vụ này, vì nó vẫn chưa có hồi kết…

(Stt FB NTT)

Theo tin từ báo chí Nhà nước: Em Thiện (học sinh PTTH BMT, Đắc Lắc) đang đi đường thì có một người bất ngờ đột quị ngã vào. Tiếp tục đọc

DIỄN CHÂU, ĐẤT VĂN CHƯƠNG VÀ KHOA BẢNG


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Nếu Nghệ An là đất học thì Diễn Châu là đất Văn chương và Khoa bảng. Văn học dân gian ở đây còn truyền tụng câu đối nôm về sự đỗ đạt của gia đình họ Ngô, họ Đặng như sau:

Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà.

Cửa biển Diễn Châu

Cửa biển Diễn Châu

Tiếp tục đọc

Ê PÔ XI


TRẦN MẠNH NGÔN

EpoxiGiữa thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CEB) của phe Xã hội Chủ nghĩa có một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Beclin, thủ đô nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức. Ta thường gọi rút gọn là Đông Đức. Vì là Hội đồng Tương trợ Kinh tế nên chủ yếu bàn về kinh tế. Tính ưu việt của nền kinh tế chỉ huy bao cấp thì đã rõ không cần tranh cãi nữa. Không ưu việt thì làm sao mà đánh bại được phát xít Đức. Tiếp tục đọc

MƯỜNG THANH KHAI TRƯƠNG CHÓNG MẶT


Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ

Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ

NTT: Mình vừa đi dự khai trương khách sạn Mường Thanh Cửa Lò tháng trước, nay lại được mời đi dự khai trương Mường Thanh Cần Thơ, nhưng bận không đi được. Quả là ông bạn “Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản chủ tịch tập đoàn Mường Thanh làm việc cho sự phát triên không biết mệt mỏi. Hôm qua nghe ông nói, con số khách sạn Mường Thanh của ông đã lên tới 46. Giờ đang mở thêm về hướng Tây Nguyên.

(Nghe bài hát Hoa Mường Thanh TẠI ĐÂY )

Công trình tổ hợp khách sạn 5 sao Mường Thanh Cần Thơ nằm trên diện tích 1,7 ha đất, do Tập đoàn Mường Thanh đầu tư, kinh phí hơn 800 tỷ đồng, hoàn thành sau 15 tháng thi công xây dựng, ở đường Lê Lơi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ cao 22 tầng, có 309 phòng nghỉ, bốn phòng hội thảo đa chức năng từ 50 – 1.200 chỗ. Công trình khai trương vào dịp chào mừng 40 năm ngày Thống Nhất đất nước 30-4-2015. Tiếp tục đọc

Bác sĩ NGUYỄN SỸ HÓA TIỄN BIỆT MẸ


NTT: Bác sĩ Nguyễn Sỹ Hóa bạn tôi vừa chịu tang Mẹ. Bà qua đời ở tuổi 95. Dù đã biết trước ngày mất Mẹ không xa, nhưng nỗi đau mất Mẹ bao giờ cũng làm choáng váng những đứa con. Sau tang lễ, Bs Hóa gửi NTT bài điếu mà anh đã đọc vĩnh biệt Mẹ. Xin chân thành chia buồn cùng anh và gia quyến, cầu mong cho hương hồn Mẹ siêu thoát cõi vĩnh hằng, phù hộ cho người sống. Dưới đây là bài điếu Mẹ của Bs Hóa:  Tiếp tục đọc

CẢM THỨC 42 NĂM TÌNH ĐOẠN TUYỆT


Nhà báo Lê Quang Vinh

Nhà báo Lê Quang Vinh

LÊ QUANG VINH

Thật quá bất ngờ, đúng vào thời điểm một năm tròn xa cách – Người yêu dấu nhất, như Mẹ trên cõi đời – Hoàng Bích H.; sau những cố gắng vô vọng – viết, gửi về hàng trăm bức “Huyết lệ tình thư” cho người yêu; thì “đùng” một cái, nhận được lá thư “đoạn tuyệt” củaB.H. – như viên đạn bắn vào đầu!

Anh đã chết lặng. Sau hồi tỉnh thì điên loạn, đau khổ vô cùng.

Đọc đi đọc lại hàng trăm – hàng nghìn lần – cả ngày lẫn đêm, suốt năm này sang năm khác; cho tới nay, chưa một lần anh tin là chính đầu óc – trái tim B.H.nghĩ suy, nung nấu viết ra những dòng “tuyệt tình” như vậy.

Tiếp tục đọc

NHỚ THƯƠNG CÂY HÀ NỘI


cayg1NGUYỄN ANH TUẤN

Những ngày này, rất nhiều người Hà Nội ( và không chỉ người Hà Nội) ở nhiều nơi trên đất nước, và ở nước ngoài đã phải rỏ nước mắt xót xa đau đớn căm giận trước cảnh tượng cây cổ thụ bị đốn đổ hàng loạt tại vài tuyến phố Thủ đô. “Tác giả” thật sự của cảnh tượng đau lòng đó- nói theo một cựu đại biểu Quốc hội- là những kẻ “thiếu trí tuệ và thiếu dân chủ”. Nhiều giới, nhiều lớp người đã lên tiếng, đã có những hành động cụ thể để bày tỏ thái độ và quan điểm của mình. Cách đây mấy năm, chúng tôi may mắn có dịp nói nhiều về cây Hà Nội trong loạt phim tài liệu (4 tập) về Bốn mùa Hà Nội, đã phát sóng vào dịp Nghìn năm Thăng Long Hà Nội (Chương trình Mảnh ghép cuộc sống- VTV2). Và trong nỗi đau buồn chung này, chúng tôi xin được trích đôi lời bình phim có liên quan tới Cây Hà Nội, mong đóng góp vào sự ngăn chặn không để thảm cảnh kia tiếp tục diễn ra…  Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO: LÒNG TỰ TRỌNG


Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi cảm kích trước lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật vừa mới tự tử tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì một sợi dây cáp bị đứt khi cây cầu đang được thi công, mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng. Ông là Kishi Ryoichi, 51 tuổi, người đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư tuyệt mệnh mà ông để lại. 

Rất nhiều người đã cảm kích và ca ngợi lòng tự trọng của ông Ryoichi. Một số người mong muốn cây cầu được lấy tên ông.

Vậy mà ở Hà Nội, cả một dự án chặt cây liên quan đến nhiều vị lãnh đạo các cấp, Tiếp tục đọc

NGHĨ VỀ MỘT NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN BÁ THANH…


Người dân thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh.

Người dân thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh.

HÀ VĂN THỊNH

Bây giờ thì ta đã có thể đoan chắc rằng, trong suốt mấy chục năm qua, trên 63 tỉnh, thành của cả nước, chưa có một nhà lãnh đạo địa phương nào khi mất đi, lại được người dân thương tiếc, quý yêu như  ông Nguyễn Bá Thanh…

Đó là một hiện tượng hay phải dùng từ chính xác hơn, Nguyễn Bá Thanh là một trong những nhân vật lịch sử của quê hương Đà Nẵng nói riêng, của hàng vạn người dân cả nước nói chung.

Tiếp tục đọc

MẤY LỜI BÂNG QUƠ VỚI ANH LẬP VÀ ANH TẠO


VĂN CẦM HẢI

Tôi chưa gặp anh Lập dù tôi là người mê món cháo canh, ram nóng, và rượu Ba Đồn uống lúc mặt trời đứng bóng nhưng khi thấy người cùng quê bị tóm, nói là tóm vì theo ngôn ngữ của nhà cầm quyền là anh Lập bị “bắt quả tang” lúc cánh tay liệt của anh đang viết những dòng văn ngọt như nồi canh nấu con chắt chắt từ nác sông Gianh chảy trên máy tính tại nhà riêng. Chuyện thấy làm lạ nên gọi điện hỏi anh Tạo, hỏi là vì anh Tạo là người đa kênh có thể chủ nhậu với mọi phe phái mà nhẹ nhàng thân pháp như không.

Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập - Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập – Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Tiếp tục đọc

BỐN BÀI THƠ BẤT HỦ VỀ HOA MAI


Nhà thơ Ngô Minh

Nhà thơ Ngô Minh

NGÔ MINH

Mai là giống hoa đặc trưng ngày Tết của phương Nam. Xuân đến, nhà nào cũng có một cành mai bày trong phòng khách. Hoa mai dân dã nhưng thiêng liêng nên dường như nhiều nhà thơ phương Nam có thơ xưng tụng hoa mai. Tết Huế, mai nở vàng trong vườn nhà, vườn chùa. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thuở còn ở Huế, ngày Xuân nọ đi ra phố thấy các sư đang bán cành mai Tết, lòng xao xuyến: Huế đẹp đã đành xa xôi lắm, / bỗng gặp mai vàng nở choàng vai / có ông sư trẻ chừng muốn bán / hoa Tết vườn chùa một nhành mai. Tiếp tục đọc

MÃI NHỚ CÔNG ƠN THẦY, CÔ GIÁO…


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Đi học thì không thể không nhớ thầy, cô. Trưởng thành lại càng biết ơn thầy, cô. Riêng vợ chồng cô Liêm và thầy Cao Cự Bội thì với tôi quá đặc biệt, từng dạy tôi và cô con gái cả. Cô Liêm dạy tôi thời cấp 2; thầy Bội dạy con tôi thời đại học. Bạn tôi, có người cả cha, con, dâu, rể đều là học trò của thầy ở Đại học Kinh tế quốc dân. Nhiều lần, cả hai bố con đến thăm cô, thầy. Và có lần thầy, cô cùng đến thăm bố con tôi…

Từ trái sang: Cô Liêm, thầy Cao Cự Bội, NTT, Cao Thanh Lịch, Ngô Quang Xuân.

Từ trái sang: Cô Liêm, thầy Cao Cự Bội, NTT, Cao Thanh Lịch, Ngô Quang Xuân.

Tiếp tục đọc

NHẬT KÝ BÁC SĨ HÓA – 6: Đau đáu ngày 20 tháng Mười Một


Bs Hóa

Bs Hóa

NTT: TS Nguyễn Sỹ Hóa, thường gọi “bác sĩ Hóa” (nguyên Phó viện trưởng Viện Da liễu TƯ), từng là GĐ bệnh viện phong Quỳnh Lập, đã tổ chức dựng bia tưởng niệm và làm ngày giỗ thường niên cho hơn 200 bệnh nhân phong bị bom Mỹ sát hại. Anh thỉnh thoảng làm thơ và đã xuất bản 3 tập thơ (tâp gần đây có tên: THƠ ĐỪNG ĐỌC). Từ ngày nghỉ làm việc nhà nước, anh mở phòng khám và điều trị tại gia: chuyên khoa da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ (Laser điều trị bệnh lý da, Săn sóc da bệnh lý) tại 72/147 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội (ĐT: 04.35381488). Gặp các ca điều trị đặc biệt, anh  thường viết nhật ký để ghi lại cảm xúc và việc làm nhằm truyền lại cho con cháu. NTT xin giới thiệu một số trang trích từ “Nhật ký bác sĩ Hóa”:  Tiếp tục đọc