CÁCH TÂN LÀ CẦN THIẾT, NHƯNG…


LÊ MINH QUỐC

Nhà thơ Lê Minh Quốc

Nhà thơ Lê Minh Quốc

Văn chương là điều hết sức lạ lùng, nó đã gây ấn tượng với tôi ngay từ những năm tháng còn học cấp hai. Bấy giờ tại miền Nam đã có những tờ báo dành cho thanh thiếu niên như Thiếu Nhi (chủ bút: Nhật Tiến, anh ruột của nhà văn Nhật Tuấn), Thằng Bờm (chủ nhiệm: nhà thơ Nguyễn Vỹ)… tôi đọc ngấu nghiến, tập tành viết lách và có thơ in.  http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tho-truoc-1975/739-thuo-mo-lam-thi-si.html. Bài thơ đầu tiên của tôi là bài Em tôi (in trên tuần báo Thiếu Nhi ra ngày 13-5-1973). Năm đó tôi 14 tuổi. bài thơ như sau:

Em tôi bé nhỏ
Bầu bĩnh dễ thương
Trên môi son đỏ
Nụ cười trầm hương

Cắp sách đến trường
Cô dạy A,B,C
Về nhà tập đọc
Mai học chữ C

Thấy ai làm hề
Là cười hớn hở
Ai mà dọa ma
Thì tìm đến ba

Em thích hát ca
Những bài cộng đồng
Má sẽ không la
Như chim sổ lồng

Ở thời điểm này, các anh Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thái Dương đã có thơ in trên tạp chí Văn (Mai Thảo chủ biên) là tập san văn chương dành cho người lớn. Cứ như thế, năm tháng trôi qua tôi tiếp tục viết và đến năm 1989, tôi in tập thơ đầu tay Trong cõi chiêm bao (Nxb Văn Nghệ TPHCM) http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/670-trong-coi-chiem-bao.html. Nhưng phải đợi đến năm 1994, với tập thơ Tôi vẽ mặt tôi (Nxb Văn hóa thông tin)http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tap-tho/672-toi-ve-mat-toi.html được báo chí từ Bắc tới Nam nhắc đến thì bạn đọc phía Bắc mới thật sự biết đến tôi…

Tôi phải tự nhận mình thuộc loại viết khỏe và viết được ở nhiều thể loại. Đã có vài chục đầu sách được xuất bản, nhưng bao giờ khi nghĩ về thơ tôi vẫn nghĩ đến… Ông Trời! Ông trời cho mình còn làm thơ đến lúc nào thì hay lúc ấy. Đó là những lúc ấy tôi được sống với một thế giới khác của riêng mình. Một thế giới mà tôi trò chuyện với tôi và đôi lúc ngạc nhiên phát hiện ra những điều mới mẻ của tôi mà lâu nay tôi không biết.

Nói về lực lượng sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là sau năm 1975 đến nay, tôi muốn nhắc đến một dấu mốc nhỏ đối với tôi: Năm 1985, khi tôi đoạt giải Nhất cuộc thi thơ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập lực lượng thanh niên xung phong http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/tho-roi/988-tho-trong-so-tay.html?start=21 và một vài giải thưởng khác của Hội nhà văn TPHCM thì lực lượng sáng tác xuất thân từ môi trường bộ đội hoặc TNXP đã được công chúng biết đến.

Kế đến, thế hệ của chúng tôi là những người được đào tạo chính quy từ các trường Đại học, do đó dù có trải qua bộ đội, TNXP hay không nhưng cách viết đã khác và đề tài cũng khác trước. Tuy nhiên, cảm hứng từ những môi trường trên vẫn còn ít nhiều đi vào trong thơ. Nhưng đến các thế hệ kế tiếp thì nhịp điệu của cuộc sống đã thay đổi, do đó họ đã lấy cảm hứng từ chính suy tư của chính họ. Nói một cách khái quát như thế, để thấy rằng, dòng chảy thơ ca tại TP. HCM có một sự nối tiếp và phong phú, đa dạng, có nhiều sắc màu xuất phát từ nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo khác nhau.

Sự cách tân trong văn chương, tôi nghĩ thế này: Với những người trẻ tuổi, đến với văn chương, họ đều muốn sự cách tân trong cách viết của họ, để khác với thế hệ đi trước. Cách tân trong văn chương nói chung, đó là điều cần thiết. Có thể nội dung mới cần phải có hình thức mới để phù hợp. Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ rằng cho dù muốn cách tân thế nào đi nữa thì điều ấy cũng không quan trọng, mà điều cốt lõi nhất vẫn là tính tư tưởng trong tác phẩm. Đó mới là sự sống còn của người sáng tác.

Hoài Nam (thực hiện)

Nguồn: LeMinhQuoc.vn

2 bình luận

  1. Bác nhà thơ Lê Minh Quốc trước lớn lên hay cắp sách hay sinh hoạt ở miền Nam Mỹ Ngụy mà sao chẳng hề tiêm nhiễm thứ khí chất tự do ngang tàng đồi trụy chi chi của tụi nó hè?
    Tui nhận thấy một số bác khác cũng rứa, đại khái như Vũ Hạnh, Chu Sơn, HP ngọc Phan, Ngụy Ngữ, Đỗ Nghê, Nguyễn ĐôngThức, Nguyễn Nhật Ánh v.v. Lạ quá.

    Vui miệng.

  2. Chuẩn không cần chỉnh, cách tân mà không có tư tưởng khác gì một đống hổ lốn, vứt vào sọt rác cho xong.

Bình luận về bài viết này