Thơ Nguyễn Trọng Tạo: Sự đổi mới trên nền truyền thống


VŨ THỊ THÙY HƯƠNG

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - Ảnh Trần Định

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo – Ảnh Trần Định

Đổi mới là yếu tố sống còn của nghệ thuật. Để tránh sự lặp lại chính mình, nhà thơ phải biết tự làm mới mình qua mỗi bài thơ, mỗi giai đoạn sáng tác và những đề tài quen thuộc. Trong nỗ lực cách tân, đổi mới thơ Việt sau 1975, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi hết sức đa dạng, phong phú từ phong cách đến giọng điệu.

Người ta không còn thấy lạ khi bên này là những nhà thơ đắm mình trong văn hoá truyền thống và bên kia là những cách tân theo kiểu phương Tây; bên này là những nhà thơ có ý thức bày tỏ cảm xúc mãnh liệt và bên kia là những cây bút tỉnh táo giấu kín cảm xúc của mình… Dù nhà thơ tìm đến sự đổi mới theo hướng nào cũng đáng trân trọng, bởi đó là khát khao của những người thực sự muốn đưa thơ Việt Nam bứt phá khỏi những vòng quay cũ kỹ, gia nhập vào nhịp sống văn chương hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, thành công hay thất bại của những cách tân ấy còn lệ thuộc vào tài năng và bản lĩnh của mỗi người nghệ sĩ.

Là một thi sĩ sớm có ý thức đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo quan niệm: “Tôi kính nể các nhà thơ cổ điển. Nhưng lớp nhà thơ sau không nên hướng tới họ, mà nên hướng tới chính mình. Có như vậy mới có thể hy vọng mình sẽ trở thành nhà cổ điển trong tương lai”(1). Tiếp tục đọc