NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG – NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẸP


TRẦN ÁNG SƠN

Nguyễn Thị Hoàng

Nguyễn Thị Hoàng

Nhà văn NGUYỄN THỊ HOÀNG quê Quảng Điền, Triệu Đại, Triệu Phong (tác giả tiểu thuyết đầu tay “Vòng tay học trò” xuất bản năm 1966 từng gây xôn xao dư luận trong văn học Miền Nam Việt Nam trước năm 1975). Các tác phẩm chính: VÒNG TAY HỌC TRÒ , 1967 * VỀ TRONG SƯƠNG MÙ , 1967 * RÊN THIÊN SĐƯỜNG KÝ ỨC, 1968 * MỘT NGÀY RỒIT HÔI, 1969 * NƯỚC MẮT, 1969 * CHO ĐẾN KHI CHIỀU XUỐNG, 1969, v. v…

Trước tiên, xin giới thiệu một bài thơ mang âm hưởng Trị – Thiên của NTH thời nữ sinh:

.

CHI LẠ RỨA

*

Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc,
Ngó chi tui đồ cỏ mọn, hoa hèn.
Nhìn chi tui hình đom đóm đêm đen,
Cho tui tủi bên ni bờ cô tịch.
**
Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích,
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ.
Rồi ngó tui, chi lạ rứa hững hờ,
Ghét, yêu, mến, vô duyên và trơ trẽn !
***
Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn,
Bởi vì răng, ai biết được người hè.
Nhưng màu chiều đã rũ bóng lê thê,
Ni với nớ, có chi mô gần gũi !

****
Chi lạ rứa, răng cứ làm tui tủi ?
Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau !
Khối tình câm nên không sắc, không màu,
Và vạn thuở chẳng nên câu luyến ái !
*****
Chi lạ rứa, người cứ làm tui ngại,
Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời ?
Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi,
Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể.
******
Không muốn khóc, nhưng cứ từng ngấn lệ,
Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình.
Bên ni bờ hoa thắm bớt tươi xanh,
Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy.
*******
Muốn lên thuyền mặc sóng cuồng xô đẩy,
Nhưng thân đau nên chẳng dám đánh liều.
Đau chi mô có lẽ hận cô liêu,
Mà chi lạ rưá hè, ai hiểu nỗi !
********
Tui không điên cũng không hề bối rối,
Ngó làm chi thêm tủi nhục đau thương
Tui biết tui là hoa dại bên đường,
Không hương sắc, lạ rứa hè, người hỉ ?
*********
Tui cũng muốn có một người tri kỷ,
Nhưng đường đời như rứa biết mần răng !
Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng:
Chờ tui với ! A, cười chi lạ rứa
**********
Tui không buồn sao mắt mờ lệ ứa,
Bởi vì răng tui có hiểu chi mô !
Vì lòng tui là mặt nước sông hồ,
Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc.

Trong số những nhà văn nữ  ở miền Nam, trước 1975- Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ có sức sáng tác sung mãn nhất, bà viết rất đều tay, văn phong riêng biệt,  thắm đẫm cảm xúc. Văn thật như chính cuộc sống của nhà văn… Người theo dõi ngòi bút của bà, đều cảm nhận Nguyễn Thị Hoàng có hoài bão lớn, và để thực hiện, tôi có cảm giác nhà xuất bản Hoàng Đông Phương, bước đi đầu tiên  đặt nền tảng cho một sự nghiệp, mà tác giả có khát vọng trở thành nữ tiểu thuyết gia hàng đầu Mỹ, Pearl Buck.

Tôi viết những dòng này, thời điểm , tháng 4/2002- trong tay- không có 1 tác phẩm nào, như một tài liệu, để gọi  nói có sách, mách có chứng.   Nhưng, vì quá yêu  ngòi bút của bà, khởi đi từ chi tiết rất xa xăm – bàit hơ Lạ rứa!– do 1 người bạn ở Huế chép tặng 1957- tôi thực hiện cuộc trở về trong sương mù, viết bằng ký ức, cảm xúc. Cũng rất có thể, tôibị lạc lối , nhưng tấm lòng dành cho bài thơ Lạ rứa ! vẫn như xưa.

Từ 1967 đến 1970, bà đã xuất bản được 16 tác phẩm , 2 tái bản, quả là con số kỷ lục, khó 1 nhà văn nào dám ước mơ theo kịp !

Nói một cách khiên cưỡng, liệu có thể ví bà với nhà văn Lê Văn Trương, nhà văn độc nhất vô nhị, số tác phẩm lên tới con số 200 trong 59 năm  hiện  hữu ở cõi tạm,  Lê Văn Trương  để lại cho đới 125 tác  phẩm trong số 200 cuốn.  Ông là một hiện tượng, có lẽ còn lâu lắm mới có người thứ 2 theo kịp.

Trở về Nguyễn Thị Hoàng, đó là  tên thật , bút hiệu khác Hoàng Đông Phương, nữ sinh Trung học nữ Đồng Khánh ( Huế)  sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật, Văn khoa  Saigon. Bà từng là giáo sư việt văn ( trung học)  ở Đà Lạt. Viết tiểu thuyết từ năm 25, quả tài năng Nguyễn Thị Hoàng, được xem như, một bối cảnh mang dáng dấp tàng kinh các- chỉ cần nhớ lại bài thơ Lạ rứa! đã là 1 chứng minh  có tài năng,  khi cỏn ngồi  trên ghế nhà trường.

Tôi nghĩ, Nguyễn Thị Hoàng có thể tự nhủ như thế, khi đặt tay  lên tác phẩm, cảm thấy chữ nghĩa trong từng trang sách đang ngỏ lời tri  ân đối với người đã viết ra , tạo cho chúng cuộc sống vĩnh cửu. Đó là phút giao cảm giữa tác giả và tác phẩm.

Là nhà văn, nhà thơ, nếu chưa được những giây phút ấy,  thì kể ra là điều đáng tiếc, và nên xem lại, mình đã tạo ra những đứa con tinh thần ấy trong khung cảnh nào ? …

Hình như, tôi vừa mộng du trên trang giấy, đi tìm một Nguyễn Thị Hoàng của ngày xửa, ngày xưa.   Sau 1975, tôi gặp  một Nguyễn Thị Hoàng hơi  hơi khác, thậm chí, có lúc tự hỏi, phải chăng đây còn là Nguyễn Thị Hoàng  – Hòang Đông Phương? Trước mặt tôi, là 1 người đàn bà có dáng dấp sang trọng, sành điệu, có đôi nét như mệnh  phụ, phu nhân ? Một Nguyễn Thị Hoàng  như thế, thì thật khó gần, và cho đến bây giờ, tuy gặp vài lần, nhưngtựa hồ chẳng hề quen ! Cái cảm giác gìn giữ, khi đọc bài thơ Lạ rứa !, hình như nó đang luồn lách xa khỏi tiềm thức của tôi. Tôi nhớ có 1 lần, khi  Euro 1982vừa kết thúc, bình luận về đá banh (lúc ấy chưa dùng từbóng đá) là mốt – người ta  nói về đá bóng ở bất cứ nơi nào, dễ dàng đi đến chỗ dễ đồng cảm. … tôi nghĩ về Nguyễn Thị Hoàng từa tựa là một trong số ấy!

Tôi gặp bà ởCâu lạc bộ, khi đang ngồi cùng Phong Sơn, trên bàn có bia hơi. Phong Sơn rủ tôi cùng ngồi chung bàn và giới thiệu Nguyễn Thị Hoàng.   Trước tôi, khi ấy, Nguyễn Thị Hoàng, với cách trang phục, như cố níu kéo thời gian chậm lại. Bà nói chuyện say sưa về bóng đá, về đội tuyển Pháp, sau khi đoạt chức vô địch Euro 82, nói về thủ môn  J.Bat (…) .
Ngồi đối diện với Nguyễn Thị Hoàng, nghe say sưa nói chuyện bóng đá, ngắm nhìn gương mặt, tôi chợt liên tưởng đến nét quí phái, đài các trong gia đình cự phú. Bỗng dưng, tôi cảm thấy có 1 khoảng cách  so với Nguyễn Thị Hoàng …!   Người phụ nữ đắm say trong thế giới hình tượng Vòng tay học trò đâu rồi ?! …

Mấy năm sau, cánh cửa văn học hé mở, không khí văn chương nhộn nhịp hẳn lên.  Tôi cặm cụi viết, bù lại thời gian đã mất.  Nguyễ Thị Hoàng cũng hoàn thành tác phẩm NHẬT KÝ , với độ dày 5, 6 trăm trang?  Nguyễn Thị Hoàng  rất tự tin thành công, như từng thành công trong quá khứ.

Và, NHẬT KÝ đã nhận lãnh ngay hậu quả  của chủ quanthô thiển. Nguyên nhân thì nhiều, lịch sử luôn luôn là  bài học bổ ích, một bậc thầy luôn luôncông bình, nghiêm khắc!
Lâu rồi, không gặp lại Nguyễn Thị Hoàng. Gần đây, tôi ghé thăm Phong Sơn, lại được nghe anh nhắc tớingười đàn bà  đẹp, theo cách gọi riêng tôi.

Mới đây thôi, Nguyễn Đạt cho tôi xem  chân dung ảnh Nguyễn Thị Hoàng chụp chung với  Nguyễn Thị Thụy  Vũ… và dĩ nhiên có cả Nguyễn Đạt – tôi mừng, vì nhận thấy trong ảnh, vẫn còn một Nguyễn Thị Hoàng như thuở nào –  nhưng duyên bút nghiên đã lạt phai.

Đúng, biết  lo bỗng dưng tôi thở dàirồi !  …

_________
* Người đàn bà đẹp – Nxb Trẻ, tp. HCM, 2002 – tập  2).

5 bình luận

  1. Hoá ra,nhà văn NTH.không phải gốc Huế như Nhã Ca,Túy Hồng mà
    tôi lại thích đọc văn hai nhà văn nữ này hơn NTH.
    Thật ra,nhà văn nữ hay nam đều mỗi người một vẻ,không ai giống ai,
    có trường phái riêng cả.Nhã Ca viết theo kiểu NC,Túy Hồng viết theo
    kiểu TH.Trùng Dương và Nguyễn Thị Thụy Vũ hay Lệ Hằng cũng thế,
    nhưng bạo hơn một chút. Đó là chưa kể những người thành danh trước đó như chị em Linh Bảo và Minh Đức Hoài Trinh.

  2. Truyện dài của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đăng lần đầu tiên, nhiều kỳ, trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) khoảng năm 1964, với bút danh Hoàng Đông Phương. Lúc đó, tôi, một cậu sinh viên 20 tuổi, bị cuốn hút mê mệt với lối diễn đạt mới mẻ, đầy càm xúc của một nhà văn nữ mình mới đọc lần đầu. Một số kỳ đăng của VTHT tôi đọc đi đọc lại nhiều lần như để “thấm nhuần” cái văn phong thật cuốn hút của HĐP. Tiếc là sau Vòng Tay Học Trò, tôi có mua đọc mấy tác phẩm sau đó của bà với một cảm giác …hụt hẩng, tựa hồ như bao nhiêu cái tinh túy của đời văn, bà đã trút gần cạn vào đó. Một nhà văn nữ khác mà tôi cũng rất ngưỡng mộ về tính táo bạo, thông minh trong diễn đạt ý tưởng, cảm xúc, là nhà văn nữ Túy Hồng với những Niềm Tin Mong Manh, Lòng Thành…cũng xuất hiện từ “lò” tạp chí Bách Khoa. Tiếc là sau 1975, đất nước đã thống nhất, nhưng lòng người chưa “thống nhất”, nhiều nhà văn có tài của miền Nam trước 1975 đã không được những người làm văn học đặt họ vào đúng vị trí mà họ đáng được có trong đời sống xã hội.

  3. Cách đây mấy tháng, tôi có gặp bà Nguyễn thị Hoàng. Hiện nay, bà đang sống tại xã Vĩnh Ngọc-Nha Trang. Dáng người nhỏ bé, đi đứng nhanh nhẹn và rất thích công việc …nấu nướng ngoài việc viết kịch bản phim theo đơn đặt hàng.
    Tôi có hỏi bà về chuyện viết lách nhưng bà chỉ cười, nói ‘có đấy nhưng đợi… hồi sau phân giải..’.
    Theo tôi được biết thì không riêng gì bà NTH mà rất nhiều nhà văn trước năm 75 ở miền Nam vẫn âm thầm viết và đợi đến một ngày nào đó thuận tiện sẽ cho ra mắt những tác phẩm của họ.

  4. Ngoài đời, chị Hoàng không những đẹp mà còn có nét thanh cao.
    Nhà văn nữ Việt nam một số cũng được như thế, như chị Thái kim Lan, Lâm thị Mỹ Dạ.
    Sau Nhật ký của im lặng tiếc chị NTH không viết nữa.
    T.

Bình luận về bài viết này