ĐÂU RỒI HÌNH BÓNG CÔNG NHÂN TRONG VĂN ĐÀN HÔM NAY?


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi còn nhớ sau 1954 miền Bắc hòa bình, bước vào công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước, thì lực lượng công nhân phát triển mạnh. Văn học về đề tài công nhân cũng bắt đầu được các nhà văn chú ý khai thác. Nhiều tác phẩm viết về đề tài này cuốn hút độc giả bởi những nhân vật cách mạng điển hình cho giai cấp công nhân trong thời Pháp thuộc lẫn những nhân vật “con người mới” trong thời bình. Đó là các tiểu thuyết Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Mở hầm (Nguyễn Dậu), Những ngày thường đã cháy lên (Xuân Cang), Xi măng  (Huy Phương), v.v… Tiếp tục đọc

ÔNG “ĐẠI QUAN” VỀ LẠI NGÔI NHÀ CŨ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi ghé thăm Nguyễn Khoa Điềm khi ông đã về lại ngôi nhà cũ ở Huế. Nhắc đến thơ, tôi thấy ánh mắt ông bỗng tươi sáng, linh hoạt hẳn lên, và như chứa đựng một điều gì thăm thẳm. Tôi nghĩ, không có gì bộc lộ đáy thẳm của nhà thơ hơn chính thơ của họ. Điều đó hiện lên trong những bài thơ mới nhất của ông sau khi trở lại ngôi nhà tuổi thơ bên dòng Hương thơ mộng.   Tiếp tục đọc

BÙI MÌNH QUỐC, TÌNH YÊU MÃI TRINH THIÊNG


NGUYỄN TRỌNG TẠO 

Người đọc đã quá quen với giọng thơ công dân của Bùi Minh Quốc, từ bài thơ đầu tay “Lên min Tây” nổi tiếng, đến những bài thơ viết tại chiến trường “Mnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, và sau này là giọng thơ chính luận đầy nghiệt ngã “T quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt”… Nhưng anh cũng nổi tiếng với những bài thơ tình từng được chép trong “sổ tay chiến sĩ”, “sổ tay sinh viên” như “Bài thơ về hạnh phúc”:

Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng
Hỏ
i nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra

Nhiều người thuộc bài thơ 4 câu “Có khi nào”, nhưng không biết đó là thơ Bùi Minh Quốc:  Tiếp tục đọc

MỜI DỰ ĐÊM RA MẮT TẬP THƠ “XÓM ĐIẾM”


XÓM ĐIẾM là tên tập thơ của 5 tác giả cùng xóm với “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương (Quỳnh Lưu, Nghệ An): Văn Như Cương, Hồ Phi Phục, Dương Huy, Dương Danh Dũng, Lam Giang.

Tập thơ sẽ được ra mắt tại Trung tâm VHNN Đông Tây – 11A TRẦN QUÍ KIÊN, CẦU GIẤY, HÀ NỘI, vào lúc 19h00 THỨ NĂM, NGÀY 19/04/2012. Các tác giả sẽ ký tặng sách và nâng ly chúc mừng. Tiếp tục đọc

NGHỊCH LÝ CỦA “ÔNG NHÀN”


NTT: Một cô nhà báo trẻ gọi tôi là “thầy”? Thì ra tôi đã đến ngoại khóa cho lớp em 4 năm trước. Tôi chỉ còn 45 phút cuối buổi sáng để tiếp chuyện em. Câu chuyện như bao nhà báo vẫn thích hỏi và nghe. Buổi tối, em đã viết xong bài, và hôm sau em gọi điện cho tôi báo tin là đã đăng báo “Đang Yêu”. Đúng là nhanh như chớp. Chỉ có 45 phút trò chuyện mà em viết được cả một bài báo dài với những nhận xét của riêng em…  Tiếp tục đọc

THƠ VĂN XUÔI HAY LÀ THƠ KHÔNG VẦN


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Con người sau khi tạo ra ngôn ngữ giao tế, đã đi một bước cao xa hơn là sáng tạo ra ngôn ngữ nghệ thuật mà trong đó nghệ thuật văn chương bao gồm ngôn ngữ thơ ngôn ngữ văn xuôi. Theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ thơ thuộc tính biểu hiện và ngôn ngữ văn xuôi thuộc tính tạo hình: “Tạo hình chủ yếu là vương quốc của văn xuôi nhưng có một khoảng trời giành riêng cho sử thi và thơ ứng dụng, còn biểu hiện trước hết là lãnh địa của thơ nhưng lại cắt một phần đất cho văn xuôi trữ tình”. (Nguyễn Phan Cảnh). Có nghĩa thơ là thơ, văn xuôi là văn xuôiTiếp tục đọc

BẤT CHỢT VỀ THƠ


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Có kẻ uống vài chén rượu là u mê lẫn lộn đến buồn cười. Rượu với một số người lại là chất xúc tác giúp họ bật sáng hết công suất và trở thành lung linh huyền ảo lạ thường. Tôi yêu sự phát sáng của rượu, vì nó là bạn của sáng tạo thơ ca. “Bầu rượu – túi thơ” chẳng là một đôi bạn tri kỷ từ xưa đó sao?   Tiếp tục đọc

THƠ CẦN CÓ CÁI NHÌN TÔN TRỌNG


NTT - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

NGUYỄN TRỌNG TẠO 

NTT: Hiện nay có nhiều ý kiến về “cách tân thơ” khá trái chiều. Điển hình là sự phê phán hoặc chê bai mấy tập thơ đoạt giải thưởng của Hội Nhà Văn VN 2 năm qua. Vì vậy cần bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề “cách tân thơ” một cách thật nghiêm túc, hướng thơ đi đúng bản chất của nó trong thời đại mới. Nhân đây, tôi xin đăng lại bài viết từ năm 1994 đề cập tới vấn đề này:  Tiếp tục đọc

CHẤT TRẺ TRONG THƠ TRẺ CHỐNG MĨ


(Nhân đọc lại PHẠM TIẾN DUẬT, THANH THẢO, HỮU THỈNH)

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Không rõ từ bao giờ, chúng ta bỗng dùng từ “thơ trẻ” để gọi chung cho thơ của một lớp người làm thơ mới xuất hiện trong làng thơ. Trước cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp, hình như chưa có từ thơ trẻ với ý nghĩa này, hoặc đã có mà chưa được dùng phổ biến. Nhưng đến thời chống Mĩ, nó bắt đầu trở thành quen thuộc cho đến nay.

Phạm Tiến Duật - Thanh Thảo - Hữu Thỉnh

Tiếp tục đọc

ĐỌC LẠI HƯƠNG CÂY – BẾP LỬA


(Thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, NXB Văn học 1968, tái bản 2005)

NGUYỄN TRỌNG TẠO

1. Còn nhớ ngày tôi nhập ngũ, chị Yến của tôi là nhân viên bán sách ở Hiệu sách Nhân Dân huyện tặng tôi tập thơ Hương cây – Bếp lửa và một chiếc khăn bông thêu hoa trắng. Tôi giữ mãi hai món quà của chị suốt những năm chiến tranh ác liệt.

Bìa tập thơ HC-BL tái bản 2005 (NTT)

Tiếp tục đọc

THƠ MỚI CỦA NGUYỄN BẮC SƠN


Nguyễn Bắc Sơn

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Gần đây, đột nhiên tôi nhận được cú phôn từ Phan Thiết của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, tác giả của tập thơ nổi tiếng: Chiến Tranh Việt Nam và Tôi, xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn. Tập thơ đó được nhiều nhà văn đàn anh đánh giá cao như một tài thơ với giọng điệu ngang tàng, ngông nghêng, phiêu đãng, xoáy sâu tâm lý thời chiến. Nhiều nhà thơ bộ đội của ta cũng thích thơ Nguyễn Bắc Sơn. Anh Ngọc, Nguyễn Thụy Kha thỉnh thoảng vẫn đọc thuộc thơ anh. Tôi cũng may mắn có được tập thơ ấy năm 1975 và đọc ngốn ngấu vì khá ngạc nhiên về giọng thơ này của người lính cộng hòa từng bên kia chiến tuyến. Có nhiều đoạn thơ bây giờ còn nhớ:  Tiếp tục đọc

“Nhà tù người Việt, người Việt xây”


Cảnh tù nhân lao động khổ sai ở nhà đày Lao Bảo

LAO BẢO

1.
“Nhà tù người Việt, người Việt xây
đất bản xứ sẵn xi- măng đá sắt”
dưới roi vọt của những tên cai Pháp
người Việt xây đêm xây ngày
cát đá mồ hôi và máu
xây xây xây

xây xây xây…  Tiếp tục đọc

TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO (2)


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA NGUYỄN HỮU CÔNG
(Tiếp theo Phần 1)

2.3. Cái tôi trữ tình dân gian – huyền ảo

Cảm thức văn hoá dân gian, cảm thức nguồn cội là đặc điểm thường xuất hiện ở những nhà thơ có ý hướng dân tộc và truyền thống. Hơn ai hết, Nguyễn Trọng Tạo ý thức được “giữa bao còn mất vui phiền” sau “quá nửa đời người phiêu dạt” là hồn của quê nhà. Tâm linh anh đã trỗi dậy những “nỗi nhớ không tên”, hoài nhớ những “điệu hát ru thôn dã’, nó khắc khoải trong bản mệnh “Người Ham Chơi” một cõi nhớ, nhớ về cái gì đã mất và lầm lũi đi tìm. Thơ Nguyễn Trọng Tạo, vì thế, là khúc hát ngân lên từ cõi nhớ của một kẻ nhà quê lưu lạc.  Tiếp tục đọc

TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO (1)


NTT: Có một số luận văn viết về thơ tôi. Hầu hết các nghiên cứu viên đều liên lạc với tôi để xin cung cấp văn bản hoặc trò chuyện văn chương. Trước khi bảo vệ luận văn, họ thường đóng thành sách gửi tặng tôi hoặc gửi bằng Mail. Hôm nay trong lúc dọn dẹp bớt thư cũ trong Mail, tình cờ thấy có luận văn TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO của Thạc sĩ nguyễn Hữu Công do PGS-TS-Nhà thơ Hồ Thế Hà hướng dẫn từ 3 năm trước. Luận văn này có độ dài gần 4 vạn từ, kèm theo bản tóm tắt. Tôi xin phép tác giả đưa lên đây bản tóm tắt để lưu giữ trong blog cá nhân.  Tiếp tục đọc

3 BÀI THƠ TÌNH TRONG TUYỂN TẬP THƠ “ANH YÊU EM”


NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây vừa cho ra mắt 2 tuyển tập thơ tình “Anh yêu em” và “Em yêu anh”. Tập “Anh yêu em” là thơ tình của giới mày râu, tập “Em yêu anh” là thơ tình của phái đẹp. Đây cũng là một ý tưởng hay, để người đọc có thể thưởng thức và chiêm ngẫm về thơ tình của 2 giới có gì khác nhau. Số lượng bài thơ của mỗi tác giả được chọn là từ 1 đến 3 bài. Dưới đây là 3 bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo trong tập “Anh yêu em”Tiếp tục đọc