TÔI VIẾT BÀI HÁT “KHÚC HÁT SÔNG QUÊ”


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Trường hợp tôi viết bài hát “Khúc hát sông quê” cũng là một bất ngờ.

NGUYỄN TRỌNG TẠO VÀ LÊ HUY MẬU

NGUYỄN TRỌNG TẠO VÀ LÊ HUY MẬU

Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRỌNG TẠO NGƯỜI TỰ SẮM VAI MÌNH


Đồi Monmac

Đồi Monmac

 LÊ HUY MẬU

Nguyễn Trọng Tạo thuộc lớp nhà thơ tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ. Nếu phải phát biểu ngắn gọn về thơ của lớp nhà thơ này thì: Thơ Hữu Thỉnh là thơ lấp lánh. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ thông minh. Thơ Nguyễn Đức Mậu là thơ đậm đà. Thơ Nguyễn Duy là thơ thuần Việt. Thơ Bằng Việt là thơ trí tuệ. Thơ Vũ Quần Phương là thơ sang trọng. Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa. Thơ tài hoa là thứ thơ khiến người ta có cảm tưởng như đó không phải là kết quả logic của tư duy mà là sự thăng hoa của ngôn từ.

Tiếp tục đọc

THẠCH QUỲ – HẠT BỤI…KHỔNG LỒ


LÊ HUY MẬU

Nhà thơ Thạch Quỳ - Ảnh: NTT

Nhà thơ Thạch Quỳ – Ảnh: NTT

Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại thôn Đông Bích, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, tỉnh Nghệ An, nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.. Năm 1960, ông học ngành Sư phạm Toán tại trường Đại học Vinh, cùng năm này, ông có bài thơ đầu tiên được đăng trên Văn nghệ quân đội có tựa “Mà thương cũng nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông có một thời gian làm giáo viên Toán cấp 3 tại Nghệ An, sau đó công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông sống ở thành phố Vinh, Nghệ An.

Tiếp tục đọc

ĐỌC “GIỌT DẦU – GIỌT THƠ” CỦA NGUYỄN BÁ THANH


LÊ HUY MẬU

Tôi quen Nguyễn Bá Thanh qua một bạn văn cùng làm dầu khí là Lê Xuân Hòa. Lê Xuân Hòa là giàn phó, Nguyễn Bá Thanh là giàn trưởng.  Nói cái giàn khoan thì nghĩ là nó nhỏ, nó chon von, nó như cái chòi canh vó bè ở quê, nhưng mà ở đấy toàn những người “hùng” công nghiệp cả đấy. Đã một đôi lần ra giàn, tuy chưa làm được bài thơ nào về giàn, nhưng tôi rất quý những chàng trai ở giàn, trông họ “đẹp” và “công nghiệp” và cũng tình cảm lắm:

NguyenBaThanhBIAGIOTTHO

Tiếp tục đọc

LANG THANG CÙNG NGUYỄN ĐỨC THIỆN


LÊ HUY MẬU 

Cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà Văn VN) chấm giải A cho truyện ngắn “Phía sau gương mặt người” của Nguyễn Đức Thiện- Tây Ninh. Mặc dầu, trước đó, Nguyễn Đức Thiện cũng đã được trao giải 3 cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhưng phải đến cú giật giải nguyên này Nguyễn Đức Thiện mới hăm hở làm đơn vào HNV. Để có đủ hai đầu sách theo quy định, Nguyễn Đức Thiện xuất bản gần như cùng một lúc hai đầu sách- một- tập truyện ngắn “Phía sau gương mặt người” và hai- tiểu thuyết “Những người đàn ông và những người đàn bà”. Với một thành tích sáng tác sáng sủa như vậy, năm 2002, Nguyễn Đức Thiện đinh ninh mình sẽ có tên trong danh sách hội viên mới của HNV. Vậy mà trượt. Mới hay, viết nhiều, giải cao cũng chưa phải là đương nhiên thành hội viên HNV!

Nhà văn Nguyễn Đức Thiện (trái), 4.2010

Nhà văn Nguyễn Đức Thiện (trái), 4.2010

Tiếp tục đọc

DƯƠNG BẢN LÊ HUY MẬU


VƯƠNG TÂM

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Nếu ngắm nhà thơ Lê Huy Mậu hiện lên trong âm bản phim chụp máy cơ xưa, ắt sẽ thấy xù xì góc cạnh, với ánh mắt trắng dã như hăm dọa người soi phim, thêm gương mặt có phần dữ dội. Ấy vậy mà ngoài đời anh hiền lành hết chịu nổi. Đó chính là bản màu của anh, nom cục mịch không có dáng của một thi nhân. Ngỡ như một kẻ vai u thịt bắp, thì anh lại khoan thai, lưa thưa đưa mắt nhìn đây đó, thỉnh thoảng cười rất tình.

Tiếp tục đọc

VHNT VÀ HÓA ĐƠN ĐỎ


LÊ HUY MẬU 

LOGOLUPBCái gọi là «đăng cai» vậy là xong. Xong như thế nào cũng là xong. Đá quả bóng xuống địa phương cho thầy trò thằng tỉnh lẻ chuyền qua chuyền lại, chí chóe cãi nhau, còn mình ngồi ngắm chơi, rồi đưa ra lời nhận xét thằng này chơi hay, thằng kia chơi dở, đấy là suy nghĩ của mình về cái gọi là «đăng cai» vừa kết thúc. Mà thôi, không thèm để ý chuyện tiểu nhân, lặt vặt, dù sao thì trời mưa cũng không đi đâu được, bèn nghĩ về một điều to tát hơn, dân tộc đất nước hơn, cho bõ.  Tiếp tục đọc

THƯ LÊ HUY MẬU GỬI SÂM CẦM, HOÀNG ANH TUẤN VÀ COMMENT CỦA LUC LAC…


ThoFaceNTT: Vừa rồi sau khi công bố kết quả cuộc thi thơ 1 tháng trên Facebook, có sự trao đi đổi lại của Trần Mạnh HảoLê Huy Mậu được nhiều bạn đọc gửi ý kiến qua comment trên blog NTT. Nhiều comment chửi bới anh Hảo và anh Mậu không hợp với quan điểm của blog NTT đã bị admin kiểm duyệt lưu lại không cho hiện. Tuy vậy, anh Hảo vẫn la làng là anh bị “ném đá” tơi bời. Với một bài viết la làng, ăn vạ, vu đồng nghiệp “chống đảng” (đăng trên danchimviet.info) Tiếp tục đọc

TRẦN MẠNH HẢO ĐỀ NGHỊ LÊ HUY MẬU “CHỈ GIÙM”


Ban tổ chức cuộc thi tặng 200 cuốn sách thơ chung khảo cuộc thi cho bộ đội Trường Sa.

Ban tổ chức cuộc thi tặng 200 cuốn sách thơ chung khảo cuộc thi cho bộ đội Trường Sa.

NTT: Thưởng thức thơ là tự do, không ai áp đặt sở thích của mình lên sở thích của người khác. Nghĩa là, không có “độc quyền” thưởng thức thay người khác. Ngay cả 1 ban giám khảo trong thẩm định (thưởng thức) cũng khác nhau, cuối cùng phải căn cứ vào số phiếu (quá bán). Tuy nhiên, cũng cần có những trao đổi chung quanh vấn đề thưởng thức tác phẩm. Việc Trần Mạnh Hảo chê, Lê Huy Mậu khen, cũng là chuyện bình thường, chả có gì phải căng thẳng cả. 

Blog NTT cũng thường đăng tranh luận, đăng comment… nhưng cố gắng giữ “văn hóa tranh luận” nên có những bài hoặc comment đi quá giới hạn của văn hóa đó sẽ không xuất hiện trên blog này.

Sáng nay nhận được bài của Trần Mạnh Hảo trao đổi với Lê Huy Mậu (đã đăng trên trannhuong.com hôm qua), NTT cho đăng lại theo đề nghị của tác giả. Tuy vậy, trong bài viết này, Trần Mạnh Hảo đã nhớ sai tên bài viết trước đó của anh là “Vài cảm nghĩ về cuộc thi thơ trên Facebook” thành ra “Vài cảm nghĩ về thơ được giải thưởng trên Facebook” khiến NTT vào google tìm mãi mới thấy…  Tiếp tục đọc

LÊ HUY MẬU: ỎNG EO TRẦN MẠNH HẢO


LÊ HUY MẬU

Đọc và học  ở những người bình thường, những người chưa nổi tiếng cũng khó lắm, khó hơn hẳn việc tìm cách chê bai họ.

Nhà văn Đoàn Thạch Biền và nhà thơ Phạm Sỹ Sáu trao 15 giải khuyến khích cuộc thi "Lời tỏ tình đầu tiên".

Nhà văn Đoàn Thạch Biền và nhà thơ Phạm Sỹ Sáu trao 15 giải khuyến khích cuộc thi “Lời tỏ tình đầu tiên”.

Tiếp tục đọc

LÊ HUY MẬU, THƠ VÀ TÌNH


Trịnh Sơn

Trịnh Sơn

(cảm nhận về thơ & tình Lê Huy Mậu)

TRỊNH SƠN

1.

Nhà thơ Rainer Maria Rilke từng nói, đại ý: Khi bạn mới làm thơ, cớ dại dột mà “nhảy” vào thơ tình! Cái lý của nhà thi sĩ vĩ đại là, những chủ đề tưởng như bao la vô tận như tình yêu lứa đôi cùng những hệ lụy kéo theo của nó như thất tình, nỗi nhớ, tuyệt vọng,… dễ khiến người ta sa lầy vào vực thẳm của chính mình – hoặc tệ hơn, đôi khi xui người ta bước vào dấu chân những người đi trước mà chẳng thể nào thoát ra được. Ở Việt Nam, trong nền thi ca tiếng Việt, dường như lý lẽ của Maria Rilke còn quá xa lạ. Tiếp tục đọc

THƠ MỚI CỦA LÊ HUY MẬU


THƠ LÊ HUY MẬU

Lê Huy Mậu

Lê Huy Mậu

NTT: Chắc nhiều người biết đến Lê Huy Mậu với “Khúc hát sông quê”, người thả thơ vào nhạc với một tâm hồn quê kiểng đến tận cùng. Giờ đây, tôi lại muốn bạn chia sẻ với một Lê Huy Mậu mới, đó là một thi sĩ lãng tử đa sự trước tình yêu. Những bài thơ mới của anh không cách tân hình thức mà cách tân nhận thức. Cùng với thơ, mời bạn nghe thêm một ca khúc của vừa ra lò của Trần Huyền Nhung trên nền thơ “Hà Nội màu nhớ” của Lê Huy Mậu.  Tiếp tục đọc

NHÀ THƠ LÊ HUY MẬU “KHAI KHỐNG”


LÊ THANH CHUNG

Tháng sáu năm ngoái, nhà thơ Lê Huy Mậu đi Mỹ và đem tặng mình tập thơ “Bốn giọt nước”. Sau khi ngắm nghía một hồi, mình bảo: “Sách của anh có trích đăng bài viết của em”. Phát hiện này khiến tác giả cuốn sách còn ngạc nhiên hơn: “Thật à? Thằng Sơn nó làm chứ anh biết gì đâu”. Nói như nhà thơ họ Văn, anh Mậu “thật thà, rất thật thà đến mức ta phải nghĩ rằng trên đời này không bao giờ còn có sự léo lận gian trá đểu cáng phi nhân”. Mình nửa đùa nửa thật: “Kim Oanh bạn em nó bảo anh “khai khống”. Để hôm nào em hỏi chị Hội An xem anh có còn nổi “bốn giọt” không”. Anh Mậu nói: “Tứ quái của các cô toàn những người… ghê gớm, nhưng thông minh”. (He he) Tiếp tục đọc

KHÚC HÁT SÔNG QUÊ & NHÀ THƠ LÊ HUY MẬU


TRẦN VĂN THUYÊN

Lê Huy Mậu

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Chẳng biết tự bao giờ, người Hà Tĩnh xa quê đã tự lắng đọng lòng mình trong những làn dân ca, ví dặm “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông La…”, dòng sông La in dấu trong câu hát ấy chính là nơi tôi sinh ra, lớn lên và đã trải qua bao nhiêu kỉ niệm êm đềm. Quê tôi ở Đức Thọ, người ta nhắc đến Đức Thọ thì nhắc đến bến Tam Soa, cầu chợ Thượng, tôi thì nhớ một câu thơ nho nhỏ thế này: Tiếp tục đọc

NGÀY XUÂN ĐỌC GÌ?


Tạp bút của LÊ HUY MẬU

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Nhà thơ Lê Huy Mậu

Đã nhiều năm nay, Hội Nhà báo có sáng kiến khai hội báo xuân. Hàng trăm tờ báo, tạp chí từ trung ương, từ các ngành nghề, hội đoàn thể đến các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện được trưng bày, triển lãm chật cả mấy gian hội trường lớn. Đi hội báo xuân, ở đâu mình không biết, chứ tỉnh mình thấy người làm báo đến hội đông hơn người đọc báo.

Những ngày giáp tết bận bịu, không mấy ai ngồi đọc báo xuân, có người chỉ nhìn toàn cảnh rồi về, có người nể nả lật qua vài trang tờ báo mà mình quan tâm xong thôi. Phải công nhận, báo xuân năm nào cũng đẹp. Giấy tốt. In sang. Nhìn những tờ báo bạn, Tiếp tục đọc