PHẢN ĐỘNG VÀ ĐỒI TRỤY?


NTT: Cục NTBD sau khi thẩm định CD “Thằng Mõ 1” kết luận: “Phản động và đồi trụy”. Nhiều người đã nghe CD này lại chỉ thấy bật cười và đau đớn chứ không bị kích dục hay hùa theo chống đảng, chống dân, chống nước gì cả. Lạ. Riêng tôi thì thấy phần âm nhạc của Ngọc Đại lại có sự tìm tòi phá cách, thấm đậm tính dân tộc Việt. Lời ca của Nguyễn Đình Chính (và 1 bài của Bùi Chát) thì cũng đã đọc trên mạng cả rồi. Chỉ thấy ngông ngông nghênh nghênh chứ không thấy đồi trụy gì. Phát biểu về điều này, nhà thơ Bùi Mai Hạnh vừa có bài gửi tới NTT. Xin giới thiệu cùng bạn. 

Nguyễn Đình Chính (trái) và Ngọc Đại

Nguyễn Đình Chính (trái) và Ngọc Đại

Từ thơ ông Chẹc đến nhạc ông Mõ…

BÙI MAI HẠNH

1.

Có “linh cảm” , sau nhạc sĩ Ngọc Đại, sắp tới, nhà văn Nguyễn Đình Chính (NĐC) có “nguy cơ” trở thành cái tên hot. Bên cạnh Bùi Chát (1 bài), thì, nhà văn NĐC (8 bài) mới là kẻ sáng tạo ra “lời  rao” mang tính “tục, dâm, phản động” của “Thằng Mõ” Ngọc Đại (NĐ). Cứ thắc mắc sao báo chí chỉ “ghi điểm” cho NĐ mà quên bénh cha đẻ của những thông điệp đang làm xáo động “giấc ngủ trưa thanh bình” của làng quê Việt nhỉ???

Giống như chuyện “con tằm nó ăn lá dâu…”, nhắc đến thơ NĐC thì phải nhắc đến Hội luận văn chương, một website văn học có thiện chí làm nơi “tụ hội” và “luận bàn” văn chương trong ngoài nước, nơi đỡ đầu (sau Tiền Vệ) cho những đứa con THƠ đầu tiên của nhà văn NĐC, nơi mình được anh  PXN giới thiệu cộng tác. Chẳng làm được trò trống gì, nhưng nhờ “quen được” với một nhà thơ trong ban biên tập tổ chức bài vở, mình bèn chia sẻ (với tư cách trao đổi cá nhân), một đoạn ghi chép riêng của mình về thơ văn NĐC. Nhà thơ này thuyết phục mình cho dùng đoạn ghi chép đó như ý kiến của “Một độc giả”, cho “xôm trò”. OK, mình đồng ý để post lên Hội luận. Sau đây là bài của “Một độc giả”, là mình ngày ấy. (mở ngoặc, ai “nam nhi quân tử”, ai “lá  ngọc cành vàng”, ai con “nhà nành” xin đừng đọc nhé).

Ngày 22/01/2008

 

Thức dậy lúc 4 giờ sáng.

Lọ mọ thế nào mà lại bấm vào chữ Tiền Vệ. Hiện ra thơ Nguyễn Đình Chính. Tò mò đọc. Không nhịn được cười. Quá thích. Văng tục thế mới sướng! Sướng đến gai người, xong rồi lại thấy đau. Rưng rưng, cảm động.

Đau quá. Đau không chịu nổi. Phải bật ra một cái gì đó cực tục để đạt được khoái cảm (khoái cảm đau đớn!), để được thăng hoa! (Thăng hoa nào mà lại thiếu đau!)

Sướng cái chất trí thức lưu manh hay lưu manh trí thức, theo cách nói của người đương thời. Muốn hay không thì thơ ông ấy có… cả hai. Chẹc chẹc. (Sau này đám con cháu tha hồ tốn giấy mực cãi nhau vì hai chữ chẹc chẹc này của ông Chính cho mà xem. Thiếu nó, thơ “ông chẹc chẹc” đi toi một nửa hồn vía).

Tự nhiên nhớ mấy câu thơ một “chiến hữu” nhặt than Cọc Sáu Quảng Ninh một lần ngẫu hứng hát.

“Xinh như tiên cũng một l. hai vú / Xấu như cú cũng hai vú một l.”

Và nữa:

 “L. nào l. chẳng lắm lông / b. nào b. chẳng muốn tông vào l.”

Chẹc chẹc.

Nghe cái chết liền. Chết dí trong não không thể bứt ra được mới khiếp làm sao! Thơ khuyết danh đọc lên là thấy ngay hồn túy dân (tà). Sau mấy chục năm, tưởng không có, bỗng (l. lột) hiện về.

Ngày xưa “các cụ” rủ nhau:

“Kim đâm vào thịt thì đau / Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.”

Chẹc chẹc.

Cái dòng thơ dân gian này càng ngẫm càng thấy… chỉ được cái đúng!

Ôi cái “thời thổ tả”! (Hình như chẳng có cái thời nào không phải là thời thổ tả!). Thời chúng ta đang sống, người lương thiện chớ có đi nhung nhăng ngoài phố, nếu không chết vì tệ nạn, cướp giết, không chết vì ngộ độc toàn phần từ đồ ăn đến khí thở, thì rất có thể chết vì tai nạn giao thông xe cộ vun vút bất khả chống đỡ chẳng khác gì tên rơi đạn lạc.

Thời thân xác ăn thịt tâm hồn (Ý thơ ông Chính, tuyệt cú mèo!)

Cái thời… thế thì thơ phải… văng ra như thế mới nhập giọng “bợm già” thời đại! Cứ “văng” ra. Cứ “phọt” ra. Cứ “thở hắt” ra. Cứ “nôn mửa” ra. Cứ, thậm chí… “bĩnh” ra. Miễn là HAY. Miễn là đánh động được một chút nào đó vào các giác quan đang thoái hóa tê liệt cảm giác của toàn xã hội.

Nhưng sao đọc thơ ông Chính thấy phê phê, mà đọc vài bài tiêu biểu của nhóm Mở Miệng lại thấy không ổn? Thấy khó chịu như bỗng nhiên lọt vào tai mấy tiếng tục tĩu văng ra từ bàn ăn bên cạnh.

 

Ông Chính tuyên bố sẽ in cùng với lũ thơ này là “Onlai… balô” hay “Hồi ức gái” gì đó. Một tiểu thuyết mang màu sắc tự truyện. Hơn hẳn mấy cái ba xu của ông Thiệp. Cái kết cứ tưởng mở, nhưng thực là tắc. Được cái giọng điệu phù hợp cho những Kinh Nghiệm Gái! Câu chữ thông mình hóm hỉnh. Hấp dẫn nhất là nhân vật cụt chim, chim cụt. Những đoạn kể chuyện mây mưa kém. Chưa thật thà làm cha quỉ quái bằng văn chương mạng kỷ 21.

Nhưng mà, ông Chính bảo viết cuốn tiểu thuyết này để “đánh bóng lại tên tuổi nhà văn”! Cần gì tuyên bố thế? Hay là ông nhà văn chưa đủ tự tin chăng khi phải viết cả một cuốn sách để cố gắng kéo đầu mình lên và xả cho liêm sỉ trôi tuột đi cùng với đầu hai ông nhà văn khác? Cần gì phải thế! Chỉ cần có một “Đêm thánh nhân” cho Ma Quỉ giao hoan cùng Thần Thánh, là đủ.

Nhưng dù sao cũng còn lại được lũ thơ! Sách in ra, khối người mua sách vì thơ chứ không vì tiểu thuyết. Nhưng làm sao để in ra được “những vần thơ của quỉ Sa Tăng” này nhỉ! 

Để cứu được những bài thơ này khỏi bị… “nạo hút”, ông Chính nên biến nhân vật ta (zê) của mình thành họa sĩ kiêm nhà thơ thì hơn. Nhét những bài thơ này vào tiểu thuyết, chắc chắn nhân vật Zê sẽ đỡ bị tâm hồn gặm mòn thân xác.

Thấy tội nghiệp ông (zê) ta. Vì sao? Có lẽ ông là kẻ chưa bao giờ được yêu! Chưa bao giờ biết yêu! Giống như một con thú (đực) oằn oại, lờn nhờn, ông nhân vật (zê) ấy (có thể là ông tác giả Chính?) cố gắng thoát ra khỏi sự nhẫy nhụa của nó, quanh nó…

Mà chưa (không) thoát được.

Chẹc chẹc.

 

Nhưng những bài thơ của Nguyễn Đình Chính thì chắc chắn sẽ… thoát.

Australia 16/5/2008

Một độc giả.

 Giờ đọc lại,  mình muốn đính chính một chút.  Về thơ của nhóm Mở miệng, sau này có điều kiện đọc nhiều hơn,  mình đặc biệt thích một vài bài của nhà thơ Bùi Chát. Về tập thơ Chẹc chẹc, nếu có dịp, mình sẽ viết dài hơn. Giờ kể mọi người nghe, vì sao mình có tập thơ Chẹc, do nhà văn NĐC ký tặng. Tập thơ mà mỗi khi cần “phê phê” mình lại lôi ra đọc, để cười khúc khích hoặc ha hả, (bởi cách dùng ngôn ngữ, ví von, hình ảnh và ý tưởng cực kỳ ngộ nghĩnh, ngoa ngoắt, gây choáng… của tác giả), rồi sau đó thì khóc vì buồn, vì đau. Nhân tiện nói luôn kẻo quên, nghe CD Thằng Mõ 1, mình không hề có cái “hiệu ứng nghệ thuật” kiểu ấy, không thể cười được. Chỉ buồn và đau.

2.

Gần ba năm trước, chiều thu Hà nội phơi phới, ngồi sau lưng xe máy một ông  bạn thâm  niên, mình tự nhiên buột miệng: nhớ Nguyễn Đình Chính quá! Ông bạn ngạc nhiên hỏi bồ cũ à? Trả lời Không, không hề quen, chỉ đọc vài thứ của ông ấy thôi. Gặng hỏi, Sao bỗng dưng… nhớ? Trả lời: Àđúng ra là nhớ bài thơ “Kính coong xe đạp” của ông ấy. Đại ý bài thơ là, cả nước 80 triệu người, vì đi xe máy nên phải đội bảo hiểm, riêng ông ấy lôi xe đạp cũ ra, phóng ngược chiều 80 triệu cái mũ trơn lì nhẵn thín ù ù trôi, phóng ra mãi bờ đê để hưởng gió Sông Hồng, để cảm thấy được làm một thằng người tự do… Mình cũng đang ước được vứt bénh cái mũ này đi để hưởng chút gió thu thổi cho “tóc gió thôi bay đây, hi hi”.

Muốn “vứt mũ”, hưởng gió thu, phải mò đến bia Cường Hói ven Hồ Tây thôi. Ông bạn gợi ý, sao không thử điện cho NĐC mời ông ấy ra đây uống bia nhỉ? Ừ thì điện.

 Ở quán bia, nghe mình “tự thú”, mình chính là “Một độc giả”, nhà văn NĐC cười cười quát lên: “Thế mà anh cứ tưởng thằng cha nào!”. Rồi “khoe”, Nhạc sĩ Ngọc Đại đang phổ thơ anh đấy. Tôi choáng, “Cái gì, phổ thơ chẹc á? Ai mà hát được thơ anh chứ!”. Cơn tò mò nổi lên, tôi nằn nì xin nghe. Lập tức nhà văn NĐC gọi điện cho nhạc sĩ NĐ, “OK rồi, trưa mai đến nhà Ngọc Đại, cậu ấy hát cho mà nghe. Đấy là chiều cô, người ở xa về đấy nhé!”…

Đúng là ưu tiên người ở xa, được nghe hát dù nhạc sĩ không được khỏe, chỉ hát có ba bài trong bảy bài ông có lúc đó. Thế cũng là đủ làm “nổi da gà” người nghe, khi những từ như “Nhân Dân, Tổ Quốc, Đồng bào…” được đau đớn, phẫn nộ gào thét lên. Những từ ấy đã bị tuyệt chủng trong ca từ bài hát Việt đương đại, trên sân khấu ca  nhạc đương đại. Không thể hình dung ra từ khuôn  miệng xinh đẹp của các ca sĩ ngôi sao ngân lên những lời hát như : “nhân dân bị thương, nhân dân chết sặc”, hay là “ôm lên tấm thân Tổ quốc”…

Mình tin là, chỉ cần một chút mở lòng thiện chí, không người nghe nhạc NĐ nào có thể nghi ngờ sự trong sáng của người nghệ sĩ khi ông gào lên đến đứt hơi, đến sẵn sàng gục chết, khi hát câu thơ khát khao tự do trong tuyệt vọng đau đớn: “Mi săn lùng Tổ Quốc…”. Và trong lời ca từ :”bẹn ơi, mông ơi, háng ơi,  nõn nường ơi…” có thấm đẫm nước mắt của các thiếu nữ Việt nam trần truồng xếp hàng tuyển vợ, làm nô lệ tình dục cho đàn ông Đài loan, Trung quốc…  Nhạc sĩ NĐ đã cho mình trải nghiệm một phức cảm đau đớn bùng cháy tê dại hệt như khi nghe “Ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn. 

…. Và bây giờ, CD “Thằng Mõ 1 – Cái nường 8x” phổ (hay phỏng) thơ NĐC đã ra mắt, theo cái cách rất.. Ngọc Đại. Trong lúc chờ đợi nhà văn NĐC lên tiếng chính thức trên công luận về Chẹc chẹc và Thằng Mõ, mình vào đọc lại “Hội Luận văn chương”, mò ra bài viết Một chai sâm banh cho 2 tháng làm việc của NĐC gửi Hội Luận hồi tháng 3/2008, trong đó có đoạn: “Và cũng vì thế xin mong muốn những ý kiến của tôi sắp bày tỏ ra đây được hưởng quyền lợi quyết liệt chống lại việc bịt miệng những tiếng nói khác biệt, đối chọi thậm chí không dung dưỡng được nhau. (Đây là quyền lợi mà BBT Hội Luận đã công bố!)”. Kèm theo đó, ông gửi tặng Hội Luận hai bài thơ mới sáng tác, TQ 2008 và Cục cứt thơ. Mời mọi người đọc. Nói trước,  nếu không “chịu” được, xin hãy cứ việc “thoải con gà mái” mà …. ném đá người post thơ nhé.

  

TQ 2008

            

ngũ sắc bà bà (hoa chứ không phải yêu quái)

ngoi lên từ bùn lụt

hút chết kinh hoàng.

lấm như ma vùi im thít đếch xoè váy (xoè cánh) ra được nữa

 

bà bà có chiêu gì ghê gớm

trúng chưởng nhà thơ chán xơi nhàn nhạt

nổi cơn lên đồng ăn vã muối ớt

em ngũ sắc

anh ngũ sắc

ta ngũ sắc mày ngũ sắc chị ngũ sắc ông ngũ sắc bà ngũ sắc cô ngũ sắc dì ngũ sắc ca ve ngũ sắc và cả mi nữa mi (zê) mi cũng ngũ sắc ngũ sắc

tuốt luột ngũ sắc

nô nức lên đường (cũng có thể lên giường)

phen này nhà nghỉ… cháy

 

giao hợp đi đồng bào ơi

phóng đạn tinh trùng

săn lùng tổ quốc

 

cột mốc trớ trêu bên đường

tổ quốc

 

thằng nhóc chăn bò con rơi

tổ quốc

 

đỉnh đồi lơ mơ nấm mồ

tổ quốc

 

gió hoang gào rú rách trời

tổ quốc

 

mi (zê) săn lùng

 

tổ quốc bị thương lê lết

trốn trong cây hoa ngũ sắc

 

lặng im

 

nhìn…

 

 

—-

 

*) Ngũ sắc là hoa cứt lợn; miền Trung vừa rồi khốn khổ khốn nạn vì bão lụt

 

 

 

Cục cứt thơ

 

 

cớ sao thơ mi không có đôi cánh để… bay

e mé mày

bay lên bay ngang bay xuống bay vào bay ra bay tà tà bay là là bay vút bay vọt bay ngửa bay xấp bay bổ nhào nhào bay bay bay

bỏ mẹ (thơ giống tàu lượn)

 

tiêng rên phì phò bên đường bông hoa đồng nội

lén lút bán mình nhà trọ nghênh ngang 

tiếng thở dài người tù oan sai hai mươi năm đập đầu song sắt

mùi thối con sông thành phố

bộ xương người đợi chết (bệnh ết) 

câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp

(ăn cướp chứ không phải ăn cắp)

trí thức cụp tai

ngòi bút trượt dài sợ hãi

sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi

và quả đấm rình mò

 

vì thế thơ mi (zê) đành bò len lén

vì thế thơ mi (zê) lê la hành khất

áo vá bụi đời đôi giầy sục cứt

lấm lét ăn vụng đói nghèo (ăn vụng chứ không ăn cắp)

lổm ngổm vỉa hè rống lên ông ổng

phọt ra ồng ộc ngộ độc mắm tôm (thổ tả)

 

thơ đứng về phe nước mắt (trên cả tuyệt vời)

nhưng… cẩn thận nước mắt (cá sấu)

nhân văn thời nay không xài nước mắt

nhân văn ăn nhậu tối ngày

nhân văn cười ruồi lặng im

 

ối thơ ơi là thơ

 

cục cứt nát bay đi đâu bay giờ

cục cứt nát chỉ có chóp

cục cứt nát thì làm gì có cánh

 

à ơi

cục cứt mày ngủ cho ngon

đêm nằm mơ mớ dịu dàng

mọc ra đôi cánh nhập nhằng chập cheng (xò ri) mọc ra đôi cánh nhịp nhàng là nhịp nhàng bay lượn thờ lôn (hồn thơ)

 

ạ ời… ạ ơi

trong cái thế giới bị là phẳng này khó chơi quá.

 

Lần đầu gặp “ông Chẹc”, nhà văn Nguyễn Đình Chính ở quán bia Cường hói. 10.2011

Hình như… “Thằng Mõ” về làng…

Sau tập thơ Chẹc, người đọc gọi nhà văn Nguyễn Đình Chính là nhà thơ…

14 bình luận

  1. Nguyễn Đình Chính là con trai của tài năng Nguyễn Đình Thi.

  2. Tôi rất cảm phục tài bình văn, thơ của Bùi Mai Hạnh ! lời bình sắc gọn, vào chân tính của tác giả, vào gốc của vấn đề (xã hội nào, đẻ ra loại thơ, văn đó) ; Xã hội thời thổ tả nhưng thơ văn miêu tả cái thời thổ tả, thơ văn lại là kết quả của sáng tạo, sáng tạo trong môi trường thời thổ tả ! Rất kính phục các nhà văn, nhà thơ chân chính, sáng tác trong thời thổ tả !

  3. xưa nay ta quen đọc thơ với những ngôn từ đẹp, trong sáng dịu dàng nhằm ru ngủ ngon người trong nỗi đau tuyệt vọng, ta hiểu đấy là thơ, nay bắt gặp những con chữ xênh xang, múa may quay cuồng để lột xác cái thật của thơ, của đời, của người … bằng ngôn ngữ THẬT, ta cảm thấy khó chịu, bởi sự thật hay mếch lòng, nhưng tôi nghĩ đấy chính là thơ, là nỗi buồn niềm vui của mọi người, tôi chỉ mạo muội thêm vào tác giả nên thiên về vần điệu chút nữa thì tuyệt vời hơn!

  4. Chính xã hội ngày nay sản sinh ra nhạc sĩ Ngọc Đại và tòi ra
    ” Thằng mõ 1″..và các tác phẩm khác của Ngọc Đại ! Nhà thơ Nguyễn Đình Chính, nhà thơ Bùi Chát, cũng do Xã hội ” làm nền ” để các bài thơ của các anh ra đời, dẫn đến nhạc của Ngọc Đại ra đời theo !
    Tôi đã nghe trên Mạng, các CD mới này, Rất đáng nghe !

  5. Các cấp quản lý của Nhà nước nên lắng nghe mọi tiếng nói của các nghệ sĩ và nhân dân để sửa mình thì hơn ! ngày nay, hễ ai nói, phê bình chế độ, thì lập tức bảo họ là phản động đồi trụy rồi bắt bớ, như vậy, chỉ càng làm cho làn sóng phê bình Nhà nước tăng lên mà thôi ! lắng nghe để sửa chữa, cấp cứu, đẩy lùi bệnh tật: tham ô, bóc lột dân lành, ức hiếp quần chúng…đó không phải là đạo đức của người Cộng sản ! người CS không nên như vậy !

  6. Cái :”thằng nhóc chăn bò con rơi” là ai vậy? Đề nghị ban tuyên giáo chỉ đạo quyết liệt cái thói chửi đểu lãnh đạo!!! (TUYỆT MẬT)

  7. Khổ quá, đời thì phải có hỉ nộ ái ố, thơ là đời, thơ có muốn hát ca hay có muốn đánh rắm thì cũng có làm sao, can cớ gì cái lũ đạo đức giả cứ phải nhẩy lên, tự nhiên liên tưởng đến cái khái niệm” đẹp “và “cao quý “của tục lệ bó chân đàn bà của tàu, khái niệm này chắc đang được áp dụng trong lĩnh vực sáng tác

  8. Họ đều là con dân của một nước cả. Đánh giá họ thế nào tuỳ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Nếu cho họ là chửi thì phải xem họ chửi cái gì? Vì sao họ phải chửi? Nhiều khi có người chửi cho là tốt: chửi đúng thì sửa, chửi sai thì nó vận vào người đó, dân gian nói: “gió bay lên trời, mười đời nhà nó phải nghe”, sợ gì? Sợ nhất là xung quanh toàn những lời nịnh hót, đẹp đẽ. Lãnh đạo cũng cần biết có người hoặc có nhiều người đang chửi đấy! Đừng nghe các quân sư hô bắt gon, diệt gọn… Nếu nó nhiều quá thì bắt sao hết được, diệt sao hết được? Vấn đề là làm sao để an dân, làm sao để tự cái xã hội, đất nước nó đẹp lên thì cái xấu, cái ác tự khắc biến hết. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Cái xấu, cái ác dù còn rất nhỏ trong đảng hay chính quyền cũng là cái xấu cái ác lớn nhất phải diệt trước. Đấy là mầm mống, nếu diệt sạch được nó thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn. Lòng tin đang xuống rất thấp rồi, đừng để mất hết lòng tin.

  9. Cảm Ơn Bùi Mai Hạnh nhé, chúc mừng em vì em đã được tự do bày tỏ những cảm xúc thật,đẹp và đau nữa , chia sẻ cùng các tác giả , chia sẻ với nhiều bạn đọc cùng cảm xúc hoàn cảnh. Chúc em luôn vui, khoẻ,đep và trẻ mãi với nhiều bài viết hay có ý nghĩa nhé. Chị Hồng Vân VPVN

  10. ngũ sắc bông hoa
    trong tiếng quê ta chẳng có tên diễm kiều giống thế
    chỉ biết lắm sắc màu
    mọi người gọi tên hoa dại

    người con gái
    đêm mơ hoang góc phố căng tràn thổn thức
    bốn mùa lem lấm giọt bùn
    đáy nhơ vết
    nếu xem bùn là bẩn
    nếu chất thải bón lên cây hoa chính thống
    cho hơi giống mùi cỏ dại
    một hơi ngạt trừ sâu – rụi tàn tất cả…

    ta cần chi
    được ví bên thứ vệ oai tượng đài thiên sứ
    lẫn lầm ma cũng hóa ra ma
    vang danh lừng lẫy hẹn hò dơ xó chợ
    gọt đáy đêm – tuần kinh phụ nữ góa thì
    nô nức nhảy
    ỡm ờ tình bay nhảy
    vốn cũng chẳng cùng dòng
    mà nếu lỡ cùng chắc cũng khác nước trong

    ta cần chi
    nói với mi – điệu romance trong ta cũng vừa thổn thức
    có muốn tỉnh đâu trong đáy cạn dần sức thở
    hẹp hòi nghĩ những phân chia

    ta cần chi
    nói với mi trong vòng tròn , cứ ngỡ như
    chẳng thể đút vào tiếp tuyến
    giao hợp đi – nếu gọi với đương thời

    ta cần chi nói với mi
    ” tổ quốc ” biên đường , giao điểm ,..mật ngọt và ong
    miếng bánh cake sẽ dành phần chút xíu
    những chuẩn mực đặt vào vừa khít
    …1 con dao băm thịt chợ trời
    mẹ vừa mua sáng nay – làm thịt loài heo độc

    ta cần chi động dùi cui , roi điện
    cần chi khua môi mép , kêu eng éc góc đời

    cần chi mi nhiều quá những cần chi….

    những con chữ đi qua ta thầm thì
    trong không gian đủ vừa tuyến tính
    trang giấy học trò ta ghi
    sắc trắng mỏng manh có sức mạnh tượng hình
    dìm chết ” một nốt buồn ” trong ngôn ngữ loài thơ..

  11. Nói tục có cần thiết phải nhào nặn thành cái để gọi là ” thơ” không ?Là một độc giả khi đọc thơ NĐC sao không thấy lạ, không thấy hiện đại hay gì gì gì như bao người nói , chỉ thấy thô thiển .Ngôn ngữ đó thiếu gì ngoài XH . Chỉ thấy đau khi nhắc đến NĐT.

  12. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu và vẫn còn đang quằn quại để trở lại với kiếp làm người, còn nhân loại thì vẫn đang trong quá trình tiến hóa.

    “Trách ai, ai trách bây giờ? Ngoài kia, mùa thu dần xa…” trích đoạn bài hát của 1 thằng bạn cùng lớp phổ thông viết.

    Bill Gate: Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, và ta phải chấp nhận điều đó

    Bới ra thì dễ nhưng lấp lại mới khó.

    Chửi những thằng đang cười
    Cười những thằng đang chửi
    Chửi những thằng đang chửi
    Cười những thằng đang cười

    Trong cái lọ (nọ) nó có cái chai (kia)

    Lòng tham con người là vô đáy
    Cái gì cũng muốn – theo Rolling Stones thì “You can’t always get what you want” – cái gây ra đau khổ chính là lòng tham, nếu bạn đang đau đớn nghĩa là bạn đang fải trả giá cho lòng tham. Lòng tham không tự sinh ra và không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ tham vật chất sang tham về tinh thần. Nó chỉ chuyển đổi phạm vi phủ sóng. Tóm lại theo Phật nó là tham, sân, si gì gì đó.

    Khi lòng tham nhỏ thì bạn dễ đạt đc nó hơn. Bạn muốn 5 nghìn, bạn xin tôi 5 nghìn, ok tôi có thể cho bạn. Nhưng khi “Em muốn ôm cả đất, em muốn ôm cả trời” thì tôi bó con mẹ nó tay với em rồi. Tôi chỉ ôm mỗi con gấu nhà tôi cũng đủ vàng cmn mắt rồi.

    “Kiếp này, xin làm phó thường dân, chỉ mong đời không chê trách, chỉ mong chuyến xe muộn màng không dừng sớm khi đang rong chơi”

Bình luận về bài viết này