VIẾT LUNG TUNG CHO VỢI ƯU PHIỀN


Bùi Kim Anh

Bùi Kim Anh

mỗi ngày viết lung tung cho vợi ưu phiền

BÙI KIM ANH

1. người bảo đọc thơ mụ buồn bỏ mẹ
người bảo đừng mượn thơ để thổ lộ
người bảo phải đi ra khỏi nơi tâm hồn mình trú ngụ
chiều nay biết đi đâu
mưa đọng mái hiên nhà hàng xóm gõ suốt mấy ngày mưa
nước vã ra ở tường và trên nền đất
mùi ẩm mang vị mốc

ta lại trở về với ta thôi
bắt lại những gì tuột theo thời gian
cấy lại trên cánh đồng ký ức mần hạt mới
tháng 10 sang thu dịu hơi nắng hạ
đón chờ gì khi lành lạnh màn đông

2. ta một sinh linh chẳng có ích và chẳng có hại
chẳng là ký sinh trùng và không bản ngã
mỗi ngày khi thân xác này chưa bị nghiền thành tro lạnh ta viết
cho mình và cho những giọt nước mằm mặn mỗi ngày rơi xuống

3. chơi trò nhìn qua kẽ ngón tay
thấy tay mình hồng hơn tay người khác
người làm thơ không đếm chữ đếm sao được lề thói ở đời
ta đếm nhảy con số chẵn lẻ
ta đếm lệch tay trái tay phải
và ta luôn thấy thừa và thiếu

4. ta không còn là người xưa
trong cơn hồng thủy lạy mưa lạy trời
ta không là trẻ lên mười
nghe câu cổ tích mà ngồi ước ao

ước ơi là ước
điều ước chập vào lời bốc hơi bên chén trà nóng ngồi xổm nơi góc phố
điều ước cuốn vào bụi xe thốc nồng nặc qua đường
giống như bao người sống mò mẫm trong môi trường hạn hẹp từ lúc mới sinh ra
điều ước quẩn nơi bước chân nhợt nhạt cớm nắng gió ngây thơ sức mạnh đổi thay
điều ước bị vặt trụi sợi non tơ niềm tin

5. dở hơi chắc vậy
pha mùi của bát mì nóng trong căn phòng đóng kín
ngoài kia bao lầm lụi vãn than
ra ngoài kia nhặt thêm lời thương thêm thi tứ để mà lảm nhảm
dở hơi không biết thơ dở hơi
ve vuốt ngôn từ cằn cỗi và sáo rỗng

không thể định nghĩa những điều không thể
không thể cắt nghĩa những điều hiển nhiên
viên đạn mỉm cười ư
đồng tiền chạy thẳng từ máy in tiền tới áo rách thơm ngậy mùi mực in ư
cái ác đến gõ cửa cái thiện lại quay lưng chạy trốn ư

phát sinh câu tục ngữ ở hiền gặp lành
phát sinh đói cho sạch rách cho thơm
dở hơi đuổi hụt hơi bao điều không thể

6. lý thuyết nói từ nơi có học trở thành lý luận
lý luận nói từ nơi có chức quyền trở thành chân lý
chân lý phát từ căn phòng không biết cơn nóng lạnh của thời tiết
ráo mồ hôi phẳng vệt là không ròng ròng mưa tuôn và nắng gắt
những chiếc xe không dính đất bùn đi kiểm tra bùn đất
câu hỏi của lúa khoai nhận lời đáp của lý luận sặc sụa hơi nấu ra từ lúa từ khoai
những cao ốc nhấn bụi tre làng thấp xuống
lên tầng cao ư thơ có cất cao lời

7. em bây giờ đã già rồi
và anh cũng đã là người năm xưa
chúng ta để tuột tình yêu theo những lời ve vuốt
chúng ta để tuột ve vuốt theo những tham vọng mưu sinh
những câu thơ ngọt ngào năm ấy
có lời ngọt ngào nào dành cho mái tóc rụng rời sương gió
tình yêu lệch với năm tháng đắng cay
mỗi bữa cơm ăn nấc nghẹn
sẽ thử
tiêm liều vacxin diệt virut thời hiện đại
uống một loại kháng sinh phục hồi thương nhớ
trệu trạo đi hoa cỏ tuổi thơ ngây

ước gì mình có nhau đây
để rồi tay chạm lòng tay thẹn thùng

bàn tay gìa nua lạnh cóng
lời anh em lập cập dưới làn môi
ngập ngụa sự đời nhấn chìm âu yếm
tìm đâu say mê như thể lần đầu

8. những người đàn bà như tôi
chỉ lo một nỗi đầy vơi phận mình
nhỏ nhoi một kiếp sinh linh
ước mơ mọn giữa nhân tình đảo điên

5 bình luận

  1. Cứ phải không vần, không điệu, ý tứ tối tăm, tản mạn, rời rạc, vụn vặt, ngớ ngẩn, điên điên tàng tàng… mới ra thơ hiện đại, cách tân hở bác Tạo?

  2. Bài thơ chứa ẩn ý chua cay: “chân lý phát từ căn phòng không biết cơn nóng lạnh của thời tiết”, ngồi máy lạnh, không đến thực tế, làm sao mà có chân lý !? “những chiếc xe không dính đất bùn đi kiểm tra bùn đất”, xe chạy đường nhựa, xe xịn, xe đi những chỗ xa hoa, khách sạn 5 sao, nhà nhiều tầng, mấy khi đến vùng sâu vùng xa đâu mà dính bùn?!. Đúng là bài thơ buồn xe xắt.

  3. Tho qua nhieu loi; co cho hay nhung khong nhieu. Y it loi nhieu doc met qua

  4. Cảm nhận và Chia sẻ
    .
    Khó đọc;
    Nhưng gợi Tâm sự và Suy tư.
    .
    *
    Xin chia sẻ bằng bài thơ của Friedrich Nietzsche (1844-1900) với lời (mạo muội) dịch.
    Thân mến.

    Dichters Berufung

    Als ich jüngst, mich zu erquicken,
    Unter dunklen Bäumen saß,
    Hört’ ich ticken, leise ticken,
    Zierlich, wie nach Takt und Maas.
    Böse wurd’ ich, zog Gesichter, –
    Endlich aber gab ich nach,
    Bis ich gar, gleich einem Dichter,
    Selber mit im Tiktak sprach.

    Wie mir so im Verse-Machen
    Silb’ um Silb’ ihr Hopsa sprang,
    Musst’ ich plötzlich lachen, lachen
    Eine Viertelstunde lang.
    Du ein Dichter? Du ein Dichter?
    Steht’s mit deinem Kopf so schlecht?
    – “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
    Achselzuckt der Vogel Specht.

    Wessen harr’ ich hier im Busche?
    Wem doch laur’ ich Räuber auf?
    Ist’s ein Spruch? Ein Bild? Im Husche
    Sitzt mein Reim ihm hintendrauf.
    Was nur schlüpft und hüpft, gleich sticht der
    Dichter sich’s zum Vers zurecht.
    – “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
    Achselzuckt der Vogel Specht.

    *
    Reime, mein’ ich, sind wie Pfeile?
    Wie das zappelt, zittert, springt,
    Wenn der Pfeil in edle Theile
    Des Lacerten-Leibchens dringt!
    Ach, ihr sterbt dran, arme Wichter,
    Oder taumelt wie bezecht!
    – “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
    Achselzuckt der Vogel Specht.

    Schiefe Sprüchlein voller Eile,
    Trunkne Wörtlein, wie sich’s drängt!
    Bis ihr Alle, Zeil’ an Zeile,
    An der Tiktak-Kette hängt.
    Und es giebt grausam Gelichter,
    Das dies – freut? Sind Dichter – schlecht?
    – “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
    Achselzuckt der Vogel Specht.

    Höhnst du, Vogel? Willst du scherzen?
    Steht’s mit meinem Kopf schon schlimm,
    Schlimmer stünd’s mit meinem Herzen?
    Fürchte, fürchte meinen Grimm! –
    Doch der Dichter – Reime flicht er
    Selbst im Grimm noch schlecht und recht.
    – “Ja, mein Herr, Sie sind ein Dichter”
    Achselzuckt der Vogel Specht.

    Ước nguyện thi nhân

    Mới đây thôi, lúc hồi tâm,
    Ngồi dưới những tàn cây râm,
    Ta nghe tích tắc; nhẹ nhàng tích tắc,
    Dịu êm, vỗ nhịp tĩnh hà.
    Thình lình giận đến, chau mày, –
    Nhưng rồi cũng buông xuôi,
    Để, như một thi nhân,
    Chính tự ta cũng hoà thanh vỗ nhịp.

    Cứ như đang đặt vần
    Từng âm cóc nhảy,
    Đột nhiên ta phải cười lên
    Một khắc dài không kìm nổi.
    Thi nhân ư? Mi, thi nhân?
    Đã có gì bất thường trong cái đầu mi vậy?
    – „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
    Con chim gõ kiến nhún vai.

    Cớ gì ta khắc khoải đợi chờ nơi lùm cây?
    Cái kẻ cướp ngày, ta, rình rập cho ai?
    Phương ngôn? Bào ảnh? Vội vàng
    Ta đính điệu vần theo sát.
    Chỉ trườn lướt và chộp nhảy, chính thi nhân
    dệt hồn cốt mình thành thi ca.
    – „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
    Con chim gõ kiến nhún vai.

    Liệu vần điệu có như cung tiễn?
    Để ta gửi vào vô cùng,
    Khi tên chạm tới Cung Hằng,
    Lòng hoá biển cuồng giẫy sóng!
    Ôi dào, sẽ chết thôi, cái tay bé bỏng,
    Choáng váng men say!
    – „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
    Con chim gõ kiến nhún vai.

    Vội vàng gom mảnh vụn phương ngôn,
    Lẫn cả cuồng từ, như đang giờ giã biệt!
    Cho đến khi dòng nối dòng,
    Treo đính vào chuỗi nhịp.
    Và kinh hoàng: tên tội đồ hiển lộ,
    Vơ cả mớ vào lòng mà sướng vui – Thi nhân? Ôi!
    – „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
    Con chim gõ kiến nhún vai.

    Nghe chăng, chim yêu? Mi còn cợt nhả?
    Chán chường chưa, trong đầu ta,
    Bi thương nào hơn khi con tim ràng buộc?
    Hờn dỗi nơi ta thật là đáng sợ! –
    Mà thi nhân – vẫn vá víu vần,
    Trong nóng giận chẳng lý gì trái phải.
    – „Dạ vâng, thưa quý ông, Ngài là thi sỹ“
    Con chim gõ kiến nhún vai.

    (25-05-2010 / 23:12)

  5. nhiều suy ngẫm sự đời
    ý thơ sâu sắc

Bình luận về bài viết này