TẢN MẠN VỀ HOA LAN


DƯƠNG XUÂN TRÌNH (Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội)

Trong việc bình chọn quốc hoa của các nước trên thế giới đã công bố, có 9 nước đã bầu chọn hoa lan.

Hoa lan có nhiều loài, nhiều giống nên quốc hoa của 9 nước này đều không trùng nhau.

Hoa lan thuộc loài hoa của ngày xưa và cũng là loài hoa của ngày nay. 

Cách đây chừng 2500 năm Đức Khổng Phu Tử đã hết lời ca ngợi hoa lan rồi. Cách đây chừng 700 – 800 năm trong vườn Thượng Uyển của các Vua đời nhà Trần, đã có vườn 500 chậu Lan. Hồi ấy người ta nói rằng: hoa Lan đẹp lắm, hương thơm vương giả – nhưng rất khó trồng, nên chỉ có vua mới được chơi Lan thôi.

Rõ ràng nhà vua, có các vị lan quan, chuyên chăm sóc vườn lan của hoàng tộc, nhưng đồng thời các vị quan này còn có việc thứ hai, chuyên săn tìm trong muôn nhà dân, ai có chậu lan nào quý thì chỉ thị cho người ta nên “tiến vua”.

Nhưng các nhà thực vật hiện nay lại nói khác. Những nơi nào không có loài thực vật nào sống được, muôn loài lan lại phát triển, trổ hoa và đâm trái chính tại nơi đó.

Tại sao lại có những điều nhận xét trái ngược thế? Các cụ của chúng ta, muôn người như một, đều nghĩ: đã là cây cứ trồng xuống đất rồi tưới nước, cây gì cũng sống, nhưng những cây lan lại chết hết cả. Các cụ không biết những khác biệt của họ Lan. Họ Lan có 70% loài bám trên cành cây, hốc cây, gần 10% bám vào các hốc đá, còn 20% mọc trên đất, có lớp mùn thực vật rất dầy trong rừng. Như vậy cây lan không sống trên đất, các rễ lan cần rất thoáng khí.

Mặt khác, họ nhà Lan có thể tự hưởng lộc trời, tự thu hơi nước trong không khí, tự lấy các chất dinh dưỡng trên các lớp vỏ cây, hay các lớp mùn thực vật.

Từ đặc tính này, ngày nay người ta coi trồng lan là ngành trồng trọt cần ít nước tưới nhất, không cần đất phì nhiêu.

Nhớ lại ngày nào, cành lan là các đám lá nguỵ trang lý tưởng cho người lính, cho các đoàn xe hoặc cả một đoạn đường ra chiến trường.

Cây lan quanh năm xanh tươi nên nhiều cây lan là cây cảnh: 1 tháng chơi hoa, 11 tháng chơi lá.

Cách đây 20 năm nhiều nhà khoa học cho rằng hệ lan của Việt Nam nghèo nàn hơn Trung Quốc và Thái Lan. Nhưng sau một số công trình đã công bố quan điểm này sai hoàn toàn.

Thiên nhiên đã đặc ân ban cho Việt Nam, những chi lan, loài lan rất quý (135 chi, 735 loài), trong đó 19% là đặc hữu của Việt Nam.

Hoa Lan Việt Nam đã hấp dẫn được một số lượng rất lớn các nhà khoa học trên thế giới và các trung tâm khoa học nhưng đồng thời kéo theo nhung nhúc những bọn “lan tặc”.

Loài hoa Hài Hồng được một sĩ quan Pháp tìm thấy vào năm 1914 – mang về Pháp nhưng không trồng được. Tới năm 1922 lại vét nốt mang về Pháp – Delenat, Mornay trồng từ vườn của Vacherot & Leucoufle mọc tốt ra hoa, có quả. Các bông hoa lan Hài Hồng được bán rất đắt ở Âu Mỹ, hàng ngàn USD, mỗi bông. Theo tài liệu của người Pháp, Hài Hồng sống trên đá vôi nhưng các nhà thực vật Việt Nam tìm kiếm hơn 70 năm trên các thảm rừng đá vôi không thấy. Tới năm 1992 thị trường đen ở Đài Loan đã bán đi khắp nơi các cây lan Hài Hồng. Một Hoa Kiều Đài Loan đã thu mua tới 6 tấn cây lan này, từ to đến nhỏ, với giá rẻ hơn rau cải. Các cây lan này thu vét được từ các vùng đá granit ở Khánh Hoà, trái hẳn với tài liệu của Pháp để lại.

Chúng ta thấy rõ sự thâm độc của chủ nghĩa thực dân và bọn lan tặc.

Có một số người vào thăm khu nhà sàn của Bác Hồ, thấy có nhiều cụm lan rừng bám vào các cành của những cây to, đặc biệt có 2 loài toả hương khoe sắc vào tháng 5, vào tháng 9, đó là loài Hoàng Thảo Tam Bảo Sắc và Quế Lan Hương.

Trên các cây của K9 cũng thấy có nhiều lan rừng, có người nghĩ Bác đã yêu quý Lan. Nhưng nếu nhìn kỹ thấy những cụm lan rừng mới được trồng sau khi Bác đã đi xa.

Tuy vậy có 2 câu chuyện về Bác với hoa lan.

Bác đi xa vào ngày 2-9-1969. Tại Singapore, mấy nhà nghiên cứu lai giống lan cố tạo ra một giống hoa lan hoàng thảo, mẫu cánh sen và xin đề nghị giống lan này được mang tên là Lan Bác Hồ (chú ý: dùng tên Bác Hồ, không dùng tên là Hồ Chí Minh). Cũng năm đó, nhóm nghiên cứu này cũng tạo ra 2 giống lan khác, đặt tên là Lan Lý Bạch, và Lan Đỗ Phủ. Hai nhà thơ đời Đường nổi tiếng nhất Trung Quốc. Một vị giáo sư thực vật người Đức Olaf Gruss đã lai 2 giống lan hài cực đẹp đặc hữu của Việt Nam là Hài Hồng (Paphiopedilum Delenatii) và Hài Bóng (Paphiopedilum Bạch, và Lan Đỗ Phủ. Hai nhà thơ đời Đường nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Một vị giáo sư thực vật người Đức Olaf Gruss đã lai 2 giống lan hài cực đẹp đặc hữu củaVietnamese) thành một giống lan cực đẹp. Ông xin đăng ký bản quyền và đề nghị loài lan này được mang tên Hồ Chí Minh.

Thú chơi lan của người Việt Nam cũng có những nét rất đặc biệt. Đa số những người chơi lan thích tụ họp thành hội, thành câu lạc bộ. Hội ở cấp xã, phường, ở cấp quận, huyện, ở cấp thành phố .v.v.. Tại sao lại có nhiều hội lan? Mà các hoa khác lại không có hội?

– Hoa lan có nhiều chi, nhiều loài, nhiều giống: quanh năm có hoa nở rất đẹp, rất thơm, rất quyến rũ.

– Hoa lan khác với tất cả các thực vật khác về cách trồng, cách chăm sóc, cách nhân giống, có cây chịu sáng nhiều hay ít chịu nóng, chịu lạnh v.v… rất cần phải có một tập thể trao đổi rút kinh nghiệm thường xuyên, bồi bổ kiến thức cho nhau.

– Thưởng thức lan là một thú vui văn hoá đặc sắc, truyền thống từ lâu đời đã được cụ Phạm Đình Hổ, cụ Nguyễn Tuân mô tả kỹ càng. Ngồi một mình ngắm nhìn một giỏ lan đang nở, công sức của cả năm trời… ai cũng thấy cần có một số lan hữu đến cùng vui, và nhiều tứ thơ, bài thơ hay bắt nguồn từ đây.

Có nhiều người thích địa lan kiếm. Đa số các giống lan này nở hoa vào đầu xuân. Đây là các giống lan và thú chơi lan của các bậc cha ông.

Có nhiều người đã qua những ngày xuyên rừng, xẻ núi, nhiều khi sửng sốt, ngạc nhiên.

Rừng sâu bom dội bao lần
Hương Lan vẫn ngát, khi gần khi xa

Niềm vui cao cả, tìm được những bông hoa ngày nào ấy rồi treo ở ngay vườn hoa, để nhớ lại những ngày gian nan đã qua!

Hàng năm, nhất là vào các ngày lễ kỷ niệm, ngày đón xuân người ta bán những chậu lan giống mới, hoàng thảo hồ điệp, cát lan rất đẹp và bền vô cùng.

Còn chậu Lan cũng không quá đắt, nên dễ dàng đến từng gia đình. Điều này tạo ra nhiều người chơi lan công nghiệp – các loài lan lai.

– Có người trồng lan để thưởng thức.

– Có người trồng lan vừa để thưởng thức, vừa bán để bổ sung vào nguồn thu nhập của gia đình.

– Có người coi trồng lan là phương tiện kinh doanh khá hiện đại.

Nhìn chung, chúng ta rất tự hào hệ lan Việt Nam phong phú vào loại hàng đầu thế giới. Nhưng chúng ta kinh doanh lan chậm hơn các nước quanh ta.

Vào cuối thế kỷ trước, bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có tổ chức một hội nghị trong 3 ngày bàn về các cây trồng ở phía Bắc như lúa, ngô, khoai, sắn, chè… nhưng không có báo cáo nào về hoa.

Vào năm 2010, những nhà trồng lan ở Đài Loan có tổ chức 1 triển lãm ở Hà Nội về các loài hoa lan. Trong các hoa lan của triển lãm này có loài cực đẹp: lan Thiên Nga. Trưởng đoàn người Đài Loan có báo cáo một ý sau:

– Chúng tôi xuất hoa lan đi rất nhiều nơi trên thế giới

– Những chậu lan đẹp nhất, giá trên 100 USD, bán sang Mỹ

– Những chậu lan đẹp, giá trên 50 USD, bán sang Châu Âu, sang Nhật

– Những chậu Lan giá chừng 10 USD, bán sang Hà Nội(!)

Chúng ta cần bàn tính xem: hoa lan nào có thể là ứng cử viên Quốc hoa của nước ta? Hoa lan nào có thể mang đi xuất khẩu khắp thế giới?

Một số đã đề xuất: đó là loài Lan Ngọc Điểm Đai Châu (tên ở miền Bắc), Ngọc Điểm Nghinh Xuân (tên ở miền Nam).

Loài lan này có nhiều đặc điểm quý hoá sau: hoa đẹp, thơm, khá bền, nở vào đầu xuân, rất dễ nuôi trồng ở mọi miền, mọi gia đình, quanh năm xanh tươi, đã được nhân giống rất thành công bằng phương pháp khoa học hiện đại.

Xin hãy cùng nhau cân nhắc thêm!

DXT

Moth Orchid

Một bình luận

  1. Ruồi Trâu chọn Quốc hoa là HOA CHUỐI; ngắn gọn:
    -Suốt chiều dài tồn tại của người nông dân, gặp lúc bĩ cực, đều nhờ vào chuối. Những năm 60-70-80 HTX nông nghiệp qui mô nhỏ đến lớn, cả tổng RT sống được nhờ ăn độn ngô, khoai, săn và CHUỐI. Nay chuối (Tiêu hồng-giống mới) trồng khắp nơi từ vườn đến ruộng. Mồng một, hôm rằm, tết các loại, nhà nào cũng có nải chuối để thắp hương cúng ông bà tổ tiên. Chuối đã xuất khẩu sang Mỹ, Nga, Nhật…đỡ khổ cho 70% dân số Việt Nam.
    -Hoa chuối hình mũi tên: Đầu nhọn, thân thon, đít thóp; đầu đạn B40 đấy. Hình mũi tên là hình ảnh của cách mạng: Bách chiến, Tiêu diệt, San phẳng. Bao tượng đài từ Nam vào Bắc đều lấy hình tượng “Mũi nhọn” (Súng, lê, tên lửa, toán người lao lên hình đầu mũi hoa chuối…) làm chủ đề của Chiến thắng, của chuyên chính vô sản. Đặt ảnh hoa chuối giữa quốc huy, đầu nhọn chĩa ra ngoài, trông thật Hùng tráng!
    -Gienni Mác (Con gái) hỏi Mác (cha): Màu nào cha thích nhất ? Cha: Màu Đỏ (Một loạt: Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là đấu tranh; Món ăn cha thích nhất? Cá….). Hoa chuối màu ĐỎ! Đã chọn học thuyết do Mác “vẽ ra”, làm kim chỉ nam, thì cũng nên nịnh Mác: ĐỎ đây!
    -Đã có Quốc tửu thì nên chọn Quốc hoa là Hoa chuối. Hoa chuối nộm, rượu ngà ngà đến say, “thưởng” nộm hoa chuối, dã rượu ngay. Dân số nam đang thắng thế đã đành; nay hàng ngàn lễ hội mỗi năm; Giao lưu, thăm thú tỉnh này sang tỉnh nọ hàng năm của công chức khối Nhà nước, khối đảng, lại dôi dư đến 30% quân số…Cuộc nào không đụng đến rượu, rượu đến bét nhè ra; thế thì phải nhớ đến Hoa Chuối!

Bình luận về bài viết này