Khổng Tử và Socrates: Can đảm đứng về phía lẽ phải


Khổng Tử và Socrates

Khổng Tử và Socrates

ĐƯỜNG PHONG

Trong Luận Ngữ của Khổng Tử, nói về Hiến Vấn, một hoàng đế thời Bắc Ngụy (năm 454-476).

Hiến Vấn giảng, “Người thiện không lo âu phiền muộn, người hiểu biết không bị mê hoặc, và người dũng cảm không ở trong sợ hãi”. Lòng dũng cảm là một đức tính quan trọng để đạt đến cảnh giới hoàn mỹ. Trong lịch sử ở cả nền văn hóa phương Tây và Trung Quốc đều có ghi chép không ít những con người dũng cảm như vậy.

Mạnh Tử nói, “Chư vị muốn là người dũng cảm? Tôi từng nghe thầy Khổng Tử giảng về lòng can đảm như thế này: “Nếu chư vị nhìn vào bản thân, và thấy chính nghĩa không ở phía mình, vậy thì, ngay cả khi người đối diện là một người khiêm tốn, tôi nhất định sẽ không đe dọa anh ta. Nếu sau khi xem xét kỹ, tôi cảm thấy rằng chính nghĩa thực sự là ở phía tôi, vậy thì ngay cả khi người kia vô cùng hùng mạnh, tôi sẽ tiến lên.’” (Quyển đầu về Công Tôn Sửu trong Những tác phẩm của Mạnh Tử)

Những nỗ lực thay mặt cho bá tính của Khổng Tử

Trong suốt cuộc đời mình, Khổng Tử đã dẫn dắt học trò của ông tuân theo các nguyên lý như vậy. Tương truyền, Khổng Tử vóc dáng khôi ngô cường tráng, luôn đối xử tốt với mọi người. Ông rất nhẫn nại với học trò của mình, vô cùng khiêm nhường và cẩn thận. Nếu ông mắc lỗi, ông sẽ nhận lỗi với các học trò của mình.

Khi triều đại nhà Chu suy yếu, Khổng Tử đã cố gắng để thúc đẩy lòng nhân từ và thuyết phục nhà vua giáo hóa dân chúng bằng việc thúc đẩy lễ nghi và âm nhạc.

Khi Khổng Tử đến thăm nước Lỗ, ông đã cố gắng khôi phục lại nó nhưng thất bại. Sau đó, ông đi khắp đất nước để tuyên dương những chủ trương của mình. Ông đã đi đến các nước Chu, Tề, Vệ, Tào, Trần, Thái, Tống, Diệp, và Sở, nhưng người đương quyền không tiếp thụ tư tưởng của ông lại còn nhạo báng ông. Bị bao vây bởi những kẻ đã nhạo báng và đe dọa, ông cảm thấy bị mắc kẹt và phải chịu đói khát. Mọi người khuyên ông nên từ bỏ.

Tuy nhiên, sự suy đồi của các tiêu chuẩn đạo đức đã không thể dao động được ông. Sự phỉ báng và thái độ không tốt của người khác, không thể cải biến được chí hướng của bậc Thánh giả. Ông luôn xem việc truyền thừa văn hóa lễ nhạc là thiên mệnh và thúc đẩy nhân nghĩa là trách nhiệm của mình. Ông nói với các học trò, “Nếu như thiên hạ có Đạo, thì ta không cần phải đến để cải biến việc ấy.”

Để truyền bá tư tưởng và giáo hóa bách tính, Khổng Tử mở nhiều trường tư thục. Không xét về xuất thân là nghèo khó hay giàu sang, thông minh hay ngu dốt, tất cả đều có thể đến học. Khi ở độ tuổi 70, ông tập trung vào việc chỉnh lý một số cuốn cổ thư. Đạo Khổng đã có một ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều khía cạnh của Trung Quốc như lịch sử, văn hóa, phẩm cách, tư tưởng,…


Noi gương nhà hiền triết Hy Lạp cổ Socrates

Năm 594 trước Công Nguyên, chính khách Solon của Athen kiến lập nền chính trị cộng hòa theo hình thức công dân bầu cử và bồi thẩm nghị sự. Tuy nhiên, thời bấy giờ luân thường đạo lý, các quy tắc đạo đức và tín ngưỡng bị suy thoái. Nhiều công tố viên và thẩm phán được bầu ra trong số những người nông dân và thương gia, chỉ nhìn nhận pháp luật và khoa học. Họ không có sự khiêm tốn, cũng không thực sự tin tưởng vào Thần.

Socrates bảo lưu quan điểm rằng mục đích của triết học không phải là để nhận thức tự nhiên, mà đúng hơn là để “nhận thức bản thân.” Ông đề xướng nhận thức đạo lý làm người. Ông tin rằng mọi thứ trong thế giới này đã được Thần an bài.

Ông coi trọng đạo đức và cho rằng “mỹ đức chính là tri thức.” Ông dành trọn cuộc đời để tiếp xúc với mọi người và ngăn họ phạm sai lầm. Ông muốn khơi dậy lòng tự trọng của họ.

Năm 404 trước Công Nguyên, sự cai trị của một bạo chúa đã thay thế chính thể dân chủ. Kẻ độc tài đã ra lệnh cho Socrates phải bắt một người giàu để tịch thu tài sản. Socrates từ chối. Ông không chỉ dám từ chối mệnh lệnh bất chính mà còn dám công khai lên án nó.

Bất kể đối phương là người quyền cao chức trọng hay thế lực hùng hậu, Socrates vẫn kiên trì nguyên tắc và chính nghĩa của mình. Ông không khuất phục trước bất kỳ lực lượng xã hội bất nghĩa nào, điều này đã làm nhiều người tức giận.

Đối diện với tội danh “độc hại thanh niên,” Socrates đã nói như sau—được dịch bởi Plato—trước ban bồi thẩm Athen:

“Vâng lời Thần, và chỉ khuyên nhủ những người hiểu biết, không kể họ là dân thành thị hay người lạ, … tôi nói cho các vị biết rằng tiền bạc không thể sinh ra mỹ đức, nhưng mỹ đức có thể cấp tiền bạc và những điều tốt đẹp khác cho cá nhân cũng như quốc gia. Đây là lời giảng của tôi, và nếu như điều này là học thuyết làm hư hỏng bọn trẻ, thì quả thực sự ảnh hưởng của tôi sẽ gây tai hại…; nhưng dù các vị làm bất cứ điều gì, thì hãy hiểu rằng sẽ không bao giờ cải biến được hành động của tôi, không thể ngay cả khi tôi phải chết nhiều lần.”

Những bậc hiền triết thời xưa vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta tới tận ngày nay. Can đảm thực sự, không phải là dũng cảm chiến đấu ngoan cường, mà là đứng về phía chân lý. Chỉ cần kiên trì đạo nghĩa, cho dù đối diện cường quyền bạo lực, quyết không ngả lòng, nhụt chí, quyết không cải biến chí hướng của mình.

Vào thời Khổng Tử và Socrates, đạo đức dường như không hợp thời, nhưng hai ông không hề khuất phục. Cuối cùng, tư tưởng của họ được lưu truyền hàng nghìn năm. Chính sự can đảm của họ đã tạo nên nhân cách và sáng tạo một nền văn hóa duy trì đạo đức được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nguồn:

http://vn.minghui.org/news/28929-khong-tu-va-socrates-can-dam-dung-ve-phia-le-phai.html

Một bình luận

  1. Câu mở đầu đoạn kết có vẻ không ổn: “Vào thời Khổng Tử và Socrates, đạo đức dường như không hợp thời…”

    Vậy xin Đường tiên sinh hãy chỉ ra, thời nào thì “đạo đức” mới “hợp thời”? Thời này chăng?

    Thế mà cả 2 vị Thánh nhân ấy đều sinh ra và hành đạo ở thời “mông muội” đấy. Còn chúng ta, rõ ràng hiện đang ở thời “hiện đại”.

    Vậy mà chúng ta nay chỉ có thể học các vị được chút nào hay chút nấy, chứ không thể “hành” theo các vị được.

    Đơn giản bởi các vị ấy sinh ra và hành đạo ở thời Chánh pháp. Còn chúng ta, hiện đang trong thời Mạt pháp. Khác nhau nhiều, nhiều lắm, thưa Đường tiên sinh kính mến.

Bình luận về bài viết này