BÀI CA GIỮ ĐẤT


KHÁNH TRÂM

Những ngày này qua nhiều phương tiện truyền thông chúng ta đã được chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế đất đai dẫn đến nổ súng, đánh đập bằng dùi cui, gậy gộc, thậm chí cả “vũ khí khỏa thân”. Chỉ cần là một con người hết sức bình thường, chúng ta cũng đều dễ dàng nhận thấy những cuộc cưỡng chế này hết sức KHÔNG BÌNH THƯỜNG. 

Nhiều người từng nhớ câu hát: “Đất ơi có nhớ những ngày đồng khô cỏ cháy, nước ơi đồng trũng quê mình từ bao giờ ngập úng. Câu hỏi ngàn năm xưa. Hỏi trời, trời chẳng thấu. Hỏi đất, đất không hay ”…

Ở Nam Bộ, nơi những cánh đồng thẳng cánh cò bay và cũng là vựa lúa để chúng ta tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới trong nhiều năm qua đã làm giàu cho văn hóa ViệtNamnhiều câu hò, điệu hát. Ta hãy nghe câu hò cấy lúa của thế kỷ trước: “Anh thương em thì thương cho chắc, thương cho chặt, thương cho bền, đừng thương lỡ dở bắt đền uổng công. Dốc lòng trồng lúa bẻ bông. Ngó ra ngoài biển thấy ông đưa đò”…

Ngày còn bé, mẹ thường ru con ngủ. Câu ca dao: “ Trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa” đã đi vào giấc ngủ trẻ thơ ngọt ngào…

Những câu hát, câu hò, câu ca dao ấy đã phản ánh lối sống, môi trường sống và tâm thức của người Việt chúng ta- một dân tộc đi theo dòng chảy lịch sử “ phương thức sản xuất Châu Á” lấy nông nghiệp làm chủ đạo từ ngàn xưa cho đến thời nay cũng vẫn vậy. Văn kiện của Đảng cũng nhận định: “Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số là nông dân”. Với nền tảng nông nghiệp-nông dân ấy thì ruộng đất là công cụ, là tư liệu sản xuất chính. Người nông dân yêu ruộng đất của mình hệt như câu hát: “ Đôi ta yêu nhau như đất và nước”. Nhưng trong những ngày tháng của đầu thế kỷ XXI này, cái danh từ mang tên gọi là ĐẤT ấy lại đang trở thành vật tranh chấp một mất một còn giữa những người dân đơn độc và những nhà đầu tư được chính quyền bảo hộ. Mấu chốt nảy sinh mâu thuẫn và sẽ còn kéo dài chưa biết đâu là hồi kết với những hệ lụy xấu đi kèm bởi ở nước ta “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý ”. Đây chính là thứ bùa chú cho việc ra đời những tập đoàn, những nhà đầu tư bất động sản dựa lưng chính quyền để chiếm đoạt đất của dân mà không có bồi thường thỏa đáng với bửu bối là các nghị định, thông tư, luật đất đai sửa đổi…

Xu hướng đô thị hóa càng tăng thì cái mâu thuẫn kể trên càng lớn. Nó đã gây ra những cuộc chiến- cuộc chiến giành đất và giữ đất với bao đau đớn đang hàng ngày diễn ra ở cái dải đất hình chữ S này. Những “cuộc chiến” trải dài từ Bắc vàoNam. Chẳng mấy khó khăn khi phác họa “Bài ca giữ đất ”.

Những ngày này qua nhiều phương tiện truyền thông chúng ta đã được chứng kiến nhiều cuộc cưỡng chế đất đai dẫn đến nổ súng, đánh đập bằng dùi cui, gậy gộc, thậm chí cả “vũ khí khỏa thân”. Chỉ cần là một con người hết sức bình thường, chúng ta cũng đều dễ dàng nhận thấy những cuộc cưỡng chế này hết sức KHÔNG BÌNH THƯỜNG, bởi vì:

  1. Có thể gọi là bình thường được không khi nhiều người chứng kiến cái cảnh ngày 22/5/2012 tại Cái Răng- Cần Thơ. Hai mẹ con chị Phạm Thị Lài, Hồ Nguyên Thủy đã đồng lòng chấp nhận chịu nhục, trút bỏ xiêm y để cố thủ trên mảnh đất của mình. Đây là cách bảo vệ tài sản không dễ mấy ai hình dung ra chứ chưa nói tới chuyện dám làm ấy thế nhưng cứ tưởng cái biện pháp chẳng đặng đừng này sẽ là cứu cánh cuối cùng cho những con người khốn khổ ấy ( bởi trước đó, người chồng, người cha tên là Hồ Văn Tư đã uống thuốc rầy hòng tự tử) thế mà hai sinh vật người này bị nhà đầu tư thuê vệ sỹ cả nam lẩn nữ xúm lại và lôi đi giữa thanh niên bạch nhật trong tình trạng thân thể lõa lồ hệt như những động vật không có ngôn ngữ. Tiếng than đau đớn của đại thi hào Nguyễn Du hơn 300 năm trước vẫn đúng: “Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
  1. Có thể gọi là bình thường được không khi hàng loạt mái đầu của các mẹ, các chị ở Vụ Bản- Nam Định đồng loạt đeo băng tang trước giờ cưỡng chế ngày 9/5/2012. Hành động này đã khiến chúng ta nhắc đến thuật ngữ “địa tang”. Nhìn những mái đầu với vành khăn trắng ấy, những gương mặt hốt hoảng vì sắp bị lấy đi vật thiêng liêng gắn bó cả đời họ mình run run nhắm mắt lại vì trong số ấy có nhiều mẹ trên đầu đã hai, ba thứ tóc. Mình hiểu họ. Hiểu những “mái đầu sương điểm” ấy, đã “nghe nặng từ tâm lượng đất trời” ấy bởi họ biết trong cuộc chiến giành đất đai này họ sẽ chẳng còn gì: Không nhà, không chốn nương thân, không tư liệu sản xuất, và không biết tương lai sẽ đi về đâu?
  2. Có thể gọi là bình thường được không khi người cựu chiến binh, kỹ sư Đoàn Văn Vươn trước Tết Nhâm Thìn đã phải nổ súng hoa cải và bình ga tự chế để quyết bảo vệ mảnh đất, ao đầm mà anh và gia đình đổ bao công sức, tiền của, miệt mài khai phá ròng rã gần 20 năm ở Tiên Lãng- Hải Phòng với cái giá phải trả là mất đi mạng sống của đứa con gái thân yêu mới 8 tuổi của mình?
  1. Có thể gọi là bình thường được không khi chính quyền huy động cả ngàn cảnh sát và lực lượng cưỡng chế được trang bị đến tận răng: Áo giáp chống đạn, khiên che, mũ sắt, dùi cui, súng, hơi cay, đạn pháo, xe ủi, máy xúc…để trấn áp vài trăm nông dân Văn Giang- Hưng Yên ngày 24/4/2012. Và cũng trong “cuộc chiến” này công an và dân phòng đã đánh dã man cả nhà báo và người dân với bằng chứng là những đoạn phim không thể chối cãi? Có pháp luật nào cho phép chính quyền đánh dân?

Cuộc cưỡng chế ở Văn Giang- Hưng Yên có thể được mô tả như sau:

Tiếng pháo nổ, tiếng đạn rơi
Từng hồi, từng hồi
Sáng rực cả vùng trời
Văn Giang
Văn Giang ơi!
Nơi những người nông dân mất đất
Giữa thời bình!

Sáng sớm ngày 24 tháng 4
Năm Nhâm Thìn
Hàng trăm hộ chia tay với đất
Trong nghẹn ngào nước mắt
Và những uất hận trào dâng
Rồi bị trấn áp…
Những dùi cui, hơi cay, đạn pháo
Của chính quyền
Những kẻ tự xưng mình “vì dân”
Ban phát thật hào phóng cho dân!

Trong buổi sáng,
Toán nông dân trắng tay
Bởi dùi cui, máy xúc
Để
Nhằm thẳng đầu dân mà vụt

Đè nát mồ mả dân mà ủi

Cảnh tượng hãi hùng,
Không bút nào tả xiết…
Thật nghịch cảnh
Người tay không
Kẻ tay súng
Quần nhau chiến đấu
Đến cùng!

Hàng ngày chúng ta thường nghe nói nhà nước này là “của dân, do dân, vì dân”.

Điều này có đúng không? Những cuộc cưỡng chế đất đai đã đề cập trên đây, để xẩy ra biết bao hậu quả phi nhân bản cho dù với bất kỳ lý do gì thì chính quyền cũng có lỗi. Bài ca giữ đất hôm nay khiến mình “thương nhớ đồng quê” hơn và tiếc nuối mãi những câu hát: “Trời của ta, đất của ta. Từ châu thổ sông Hồng đến ĐBSCL…Đất ơi, từ nay đất trong tay ta. Nước ơi, từ nay nước trong tay ta. Nước của ta làm giàu đất của ta. Nước phù sa đẹp màu lúa đồng ta”. Chẳng biết cái cảnh những bờ xôi ruộng mật cứ ngày một mất dần thì đâu còn “lúa ơi, hẹn những mùa vàng ấm no”???

5 bình luận

  1. Ôi đẹp quá, những cái NỒN tranh đấu!

    Quân tham tàn cướp đất.
    Đất nước đứng lên!

    Ai có súng dùng súng (CA, quân đội)
    Ai có cui dùng cui (Dân phòng)

    Em mất hết rồi.. chỉ còn NỒN

    Em đành đem cái quý nhất, cái đẻ ra giống nòi
    Để chống lũ hung tàn..

    Hỡi thế gian, hãy nhìn cái sự thực trần trụi này
    đen ngòm lông lá
    của Tự do, Công lý, Việt Nam

    Nhân dân đã hy sinh 2 cái NỒN đau khổ
    Còn bao nhiêu nữa những cái NỒN căm giận ?

    Thế giới đang được thấy những cái LỒN Việt Nam
    không phải trên những trang khiêu dâm, lá cải, rẻ tiền
    Mà trên trang đời giận dữ của DÂN OAN

    Ôi Việt Nam,
    Ôi đẹp quá, những cái NỒN tranh đấu..!

    Vân Trung

  2. Thật nghịch cảnh người không quần áo,
    và tay không đâu có cái gì?
    Mẹ con bà quyết tâm giữ đất,
    Để thử lòng lũ “vì dân” …kia!
    Nhưng trơ tráo nó đâu có ngại,
    Độc giả nhìn qua mạng cũng ngượng thay!
    Ấy vậy vẫn ra tay
    Cưỡng chế!

  3. Trách làm chi các bác
    Chỉ là lỗi CƠ CHẾ thôi mà

  4. Thuong qua nhung nguoi nong dan mat dat. Co le trat (lon) la bien phap cuoi cung. Trong mot hoan canh, chet ko xong, ma song cung ko duoc nua roi. Nhung xem ra: lon cung ko xong voi chinh quyen. Vay ai co cach gi khac nua ko?

  5. Với gia đình Bà đã tới bước cùng
    Cả gia phả chưa bao giờ giám nghĩ
    Phải dơ L.. để đem lại miếng ăn !

    Với người dân là tận cùng đau xót
    Xương máu đổ hoài để được vậy sao ?
    .
    Lũ Quan kia có bộ mặt giả người
    Tiền của bay tiêu bao đời mới hết ?
    Cớ sao đập bát cháo dân lành ?

Bình luận về bài viết này