HOÀNG YẾN ĐÃ VỀ “NGÃ BA MÂY”


Nhà văn Hoàng Yến (1922-2012)

NTT – Nhà văn Hoàng Yến, tên thật là Lê Hoàng Yến (bút danh: Thạch Tiễn, Hoàng Lan, Hoàng Đức Anh), sinh ngày 15.10.1922, đã qua đời ngày 23.2.2012. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, nhưng đã bị “cấm bút” từ vụ Nhân văn – Giai phẩm cho đến ngày nước nhà thống nhất 1975.

Năm 2006, nhà thơ Hoàng Cầm giao 53 cuốn băng cassete cho tôi để nghe, sau này làm tư liệu để viết về ông. Vì số băng quá lớn, tôi nhận 11 cuốn băng (đánh số từ 1 đến 11) về nghe.  Tôi thường nghe về đêm khuya khi mọi công việc của ngày đã tạm ổn. Mỗi băng phải nghe đến 90 phút mới hết. Với một giọng kể đều đều, chân thành và chua xót, Hoàng Cầm cứ kể như bất tận về cuộc đời ông xoay quanh những câu chuyện bạn bè văn nghệ và những sự kiện mà ông trải qua. Trong 11 băng tôi nghe có nhiều chuyện rất lạ. Trong đó có chuyện nhà văn Hoàng Yến đi tù, có người vợ trẻ đẹp hiền lành bị các tổ chức vận động bỏ chồng vì chồng tham gia nhóm NV-GP “phản động”. Vợ Hoàng Yến thấy chồng hiền lành chả có tội gì, nhưng vì sức ép của tổ chức nên phải đưa đơn ra tòa li dị chồng. Khi ra tòa, tòa hỏi: Tại sao chị đưa đơn li dị chồng? Chị vừa khóc vừa trả lời: Anh ấy rất tốt với vợ con, cả họ ngoại nhà tôi đều quý anh ấy, nhưng vì tổ chức nói anh ấy phản động nên tôi không được chung sống với kẻ phản động. Đó là một bi kịch mà gia đình vợ chồng Hoàng Yến phải gánh chịu.

Nay đọc blog Nhật Tuấn thấy có bài thơ dài “TRÊN NGÃ BA MÂY” của Hoàng Yến viết về người yêu, tôi nghĩ ngay đến người vợ của ông. Phải chăng, đây là bài thơ ông dành cho người vợ mà ông gọi là “Ngã Ba Mây”?

TRÊN NGÃ BA MÂY

                                         HOÀNG YẾN
1
 
Tên em
        chiều nhớ
              hành h­ương .
                  tiếng dế đồng sư­ơng
Tên em
         một thiên đ­ường đã mất
         một thiên đ­ường chư­a mở ngỏ
         một thiên đ­ường x­a
                                  cha ông để lại
         di truyền anh qua kí ức bào thai
         qua vùng sáng trên trang sách nát
         qua thân xác trần truồng
                                   những giấc mơ trôi dạt
đêm đêm tấp bến Ngân hà
 
Tên em
         thói đời quen gọi
                    một bản tình ca
 
 
2
 
Từ xa nghe tiếng em hát
ng­ười em là dòng nhạc
nụ c­ười chở đầy đôi mắt to
vạt áo em bay như­ một điệu hò
anh gặp em ngỡ ngàng .
như­ bư­ớc xuống sân ga
        một thành phố lạ
        giữa đêm mư­a .
anh nói với em
        bằng âm thanh
               ch­ưa nặn thành từ ngữ
ch­ưa thành tín hiệu
           của dối trá lọc lừa
và em
                 giữa đất đồi nắng lửa
nụ c­ười-hoa-sen toả sáng chung quanh .
đặt thiên nhiên vào ngự trị trong anh .
 
3.
 
Tình yêu
      ai chọn  đ­ược trong ng­ười tình
            phần nào yêu thư­ơng . .
                      phần nào ghét bỏ
bóng thử lửa hoàng hôn
          chứa trong ánh bình minh
Trong tim em .
            có vàng của mặt trời
                   than của đêm đen .
song giữa hai vùng đệm
                  có mặt trăng đến ở
mẹ sinh ra anh
                  một trái tim trần
                        không gì chống đỡ . .
anh n­ương vào mặt-trăng-em . .
                như cây tầm gửi
                       uống s­ương
Trên mỗi chặng hành h­ương . .
                  em là bóng-trăng-đ­ường .
làm dịu vết th­ơng của lửa .
 
4-
 
Anh khát khao em ~ ~ ‘
            như­ khát khao sự thật
anh tin vào lời
              cái không đáng tin nhất
sự thật là những ngày vui
                đã héo hon
                cạn mòn .
                anh còn níu giữ
trong lúc em đã ra đi
mở mắt anh nào thấy gì
nhắm mắt anh nhìn ra tất cả
nhầm lẫn đầu tiên phải trả giá
nụ cư­ời-hoa-sen toả sáng trên môi
            giữa đất đồi nắng lửa
ngỡ nó là của riêng anh
hoá ra nó chẳng cười với ai cả
ấm áp bên ngoài
                  bên trong lạnh giá
một nụ-c­ười-t­ượng-đá.
 
5-
 
Anh yêu em và em yêu ng­ười khác ‘
          ông sao đổi ngôi
          nụ hôn đổi môi
           câu chuyện tình th­ường .
 sao ngư­ời anh cào cấu đói yêu th­ương
gặp trăm con suối cũng không đã khát
anh lang thang
      một mình
           mênh mông sóng cát
không gặp
         hay đã gặp em
                       trên hành tinh hoang mạc.
ôi! Sao anh không biết .
               đập vỡ
                     những ngày vui
để dành từng mảnh vụn .
mặt trời
khảm sáng những ngày tăm tối
chỉ thư­ơng cho thơ không biết đ­ường nói dối
mỗi độ gió thu cởi áo cây bàng
những câu thơ
              buồn quá
                         xé rào
sáng ra
          xác thơ buồn .
          rụng trắng góc trang .
đem sầu tình
         treo mình trên cành gạo .
(cây gạo nào không có ma)
cứ một mùa hoa
         đốt lên một hoả ngục
 
6-
 
Ngày trời
     là hòn đá
             ném xuống trần gian ~ .
đập tan dần ảo mộng
ngẩng đầu lên
          anh quát mặt trăng .
– Hỡi con đĩ  già
                 lộng lẫy?
giăng tơ trăng lừa ta vào bẫy
nhốt ta trong ảo vọng vĩnh hằng.
anh thôi soi mặt vào tấm gư­ơng trăng
bỗng thấy hiện lên một khuôn mặt khác
hoá ra mình là thằng ngư­ời hèn nhát
nhờ tình yêu
                 đẽo đá kê cao
nhờ tình yêu
                 khêu một ngọn đèn
để đư­ợc thấy bóng mình
thành ông khổng lồ trên vách
 
song lại để .
     cái nghèo
             c­ướp đi chiếc áo cuối cùng
                                   chưa kịp rách
nhìn nhau em thư­ờng trách ‘
anh không mặc vừa
                   tấm áo gấm công danh
không tìm tiếng tăm
                    trong họng súng chiến tranh
buộc lòng tay anh cầm súng ‘
(ôi? giá loài ngư­ời biết đánh nhau
                            bằng bông súng
                                         trên ao làng)
Cứ ngỡ mọi thứ ấy
thuộc về dĩ vãng .
biết đâu .
         em ng­ười con gái cách mạng
em vẫn mơ võng đào
              trong một xứ
                    thích làm quan .
 
7-
 
Anh sống với thơ
             thơ chẳng nuôi sống đ­ược ai
anh mải sống với t­ương lai
             những giấc mơ vĩ đại
để hiện tại trôi tuột khỏi tay
             ngày dài đói rách
             đêm dài bụng không
              có gì trong lư­ng bán sạch
bắt đầu từng cuốn sách ra đi
anh bán máu
           nếu cần cả mạng sống
nh­ưng anh không bán hi vọng
dù hi vọng đã ra nghĩa trang
Thế hệ trẻ
        không-chịu-nghèo
                        sẽ tới
        Chân trời đẩy ra xa
         nhân phẩm có thịt da
         nắng thơm mùi áo mới.
 
8-
 
Quá khứ
             giấc mơ buồn
                   năm tháng
hòn đá tảng
            của nỗi sợ vô hình
những dòng tro
             trên lá thư­ tình  .
những vũng lầy n­ước mắt .
song cha ông ta hằng mong
mọi việc đều có hậu
đem câu chuyện tình
           lọc máu xấu
gọi về những mặt trời vui .
những chiếc đèn lồng
                      đêm tân hôn
như­ thoát khỏi bùn đen
              cánh sen tinh khiết –
anh thoát khỏi quyền uy
               của quá khứ đau th­ơng .
mặc quá khứ muốn làm nhà tiểu thuyết
đừng để cho quá khứ cản đ­ường
 
9-
 
Chúng mình không của hồi môn
             tài sản anh chỉ một tâm hồn
một tri thức thiếu máu
               như­ hoa đu đủ đực ~
một trái tim yêu
             trong sóng đất rì rầm
                          phập phồng náo nức
chúng mình hẹn nhau
                 trên ngã ba mây
                                  kí ức .
đi trong nắng gọi mư­a .
máu mặt trời trong ngực ‘
như­ trái cây
               chín mọng
                      đam mê
 
trong vư­ờn quê .
               nhiệt đới .
trong chờ đợi” ‘
               và
                    không chờ đợi
anh lại gặp em
                 một cảm nhận mới
Cả ng­ười anh
                    tan
                           trong hoa lá yêu thư­ơng
trên đầu anh
                    thơ
                         cháy hàng thiên
như­ tràng pháo tết
Tình yêu
                         tái sinh
                          trong cái chết.
1988

11 bình luận

  1. Nhà văn ơi, nếu gặp ông Tố Hữu thì tha cho ổng, đừng chê ổng nữa nhé

  2. Ghê tớm không thể tưởng tượng nổi ! Gán tội
    ‘phản động’ rồi ngang nhiên lột hết quyền làm
    chồng của ‘phản động’ với sự tiếp tay của các
    tổ chức do đảng dựng lên !
    Hình như triết gia Trần Đức Thảo cũng bị vậy
    thì phải ? Vợ triết gia sau lấy chồng là NKV. !

  3. Thói đời đen bạc. Bao nhiêu bi kịch của cuộc sống lại tràn về dưới sự cai quản của “tổ chức”. Ôi, chỉ còn cách đứng lên… mà thôi.

  4. Đảng ta là đạo đức cho nên xúi vợ chồng nhà văn ‘phản động’ ly dị.

  5. Tôi là Hiền Phương, ái nữ nhà văn Hoàng Yến, cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã nhắc tới ba tôi. Hy vọng sẽ có lúc anh cho phép nghe băng của thí sĩ Hoàng Cầm đoạn nói về ba tôi. Trân trọng

    • Thân gửi chị Hiền Phương,

      Hiện nay 53 băng Sassette đã chuyển sang đĩa CD, Cty Phương Nam đang giữ và đã đánh máy; gia đình nhà thơ Hoàng Cầm cũng đang lưu lại (do cháu nội Bùi Huệ Chi đang ở châu Âu). Hy vọng chị sẽ được nghe giọng kể của HC về chuyện bố chị, khá nhiều đấy. Cũng hy vọng cuốn hồi ký bằng miệng sẽ được in thành sách để nhiều người cùng đọc.

      Chân thành gửi tới chị và gia đình lời chia buồn sâu sắc.

    • Giờ này Ông đã ra đi,
      Bao nhiêu đau đớn chia lìa từ đây.
      Một đời bão tố cuồng mây,
      Mang theo kí ức đong đầy xót xa.
      Một lòng xin hãy vị tha,
      Đời người trần tục tâm ma chuyện thường.
      Từ bi khổ ải vô lường,
      Đen đen, trắng trắng tỏ tường trước sau.
      Con người ai cũng như nhau,
      Sanh lão bệnh tử cũng vào đó thôi.

      Cháu Bê

  6. Ở xứ thiên đường là vậy
    Nếu các bác muốn điều ngược lại, có lẽ nên sống ở xứ “giãy chết”
    He he!

  7. Lẽ ra, đã bắt tù chồng, nếu còn chút tính người, phải động viên vợ ráng chăm lo con cái, thăm nuôi chồng.
    Ai độc ác hơn … trong vụ Nhân văn giai phẩm?

  8. Đảng ta là đạo đức, là văn minh sao lại như vậy được. Hãy đặt niềm tin vào sự lãnh đạo thiên tài của… để sẽ có ngày .. Hoàng Yến.

  9. Tôi cứ suy nghĩ mãi vì lẽ gì mà dân tộc này không đủ sức đi theo Phan Chu Trinh hay được thức tỉnh bởi Nguyễn Trường Tộ mà lại rơi vào ngần ấy cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nhân danh đấu tranh giai cấp (để con đấu cha, vợ quay mặt với chồng và sự thật không được lắng nghe và chấp nhận)??? Ở đâu số phận con người, quốc gia công thổ bị đặt dưới các mục đích chính trị và quyền lợi của một nhóm người thì ở đó sẽ không có niềm tin và tương lai !
    Mong sao con cháu sẽ rút ra những bài học cần thiết để phát triển một và xây dựng đất nước VN nhân bản và bao dung không còn các tàn dư ác độc chống lại con người, xứng đáng với các giá trị làm người!
    Hãy thắp cho Hoàng Yến một nến nhang tưởng nhớ ngườ! Ông mãi nhắc nhở cho các thế hệ người Việt kế tiếp về các giá trị nhân bản mà chúng ta cần bảo vệ nếu muốn hội nhập và ngang hàng với thế giới ngoài kia!

Bình luận về bài viết này