BÀN VỀ TRÍ THỨC


NTT – Tôi vừa nhận được loạt bài về Trí thức và Chính trị của Võ Thanh Hưng và Đại Ngàn gửi từ Email lsvohungthanh@yahoo.com. Nhân thấy trên các diễn đàn đang bàn rôm rả về vấn đề này nên đưa lên để bạn đọc cùng tham chiếu. Trước khi đọc các các bài này, xin đính chính câu nói của Lenin được tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng dịch “Trí thức là cứt”. Theo dịch giả tiếng Nga nổi tiếng Đoàn Tử Huyến thì trong văn cảnh ấy, dịch như thế là sai, vì Lenin chỉ trích “trí thức tư sản” đi ngược lại [cuộc cách mạng] nhân dân…

 

VÕ THANH HƯNG 

TRÍ THỨC VÀ CHÍNH TRỊ

Ông Nguyễn Đình Đăng viết bài “Trí thức” này quá hay. Thực tế, súc tích và sâu sắc. Bây giờ hình như ông đang ở Tokyo, nhưng đặc biệt nhất là ông đã học đại học ở Liên xô trước đây, cho tới ngày LX sụp đổ, nhất là ông quả thật rất nắm vững các thực tế tại VN kể từ xưa. Các thông tin khách quan rất quý do ông cung cấp cho mọi người rất thú vị chính là các thông tin về Lênin cũng như về xã hội LX về nhiều mặt cho tới lúc nó phải tự tan rã và sụp đổ. Các ví dụ của ông về trí thức trong lịch sử rất phong phú và chính xác, trí thức hình như luôn luôn đối lập với giới chính trị, đặc biệt là giới chính trị độc tài. Trong bài ông không nói về Mao Trạch Đông, về Pôn Pốt, nhưng những gì ông nói đều đã quá đủ để nhận diện tầng lớp trí thức chân chính trong các xã hội cũng như ý nghĩa thông thường của các lực lượng chính trị phi trí thức, phản trí thức trong lịch sử nói chung của nhân loại là như thế nào rồi.

Ở đây, ngoài những gì tác giả bài viết minh họa và lý giải, chúng ta có thể nhấn mạnh thêm vài khía cạnh của ý nghĩa trí thức thật sự hay thực chất như sau.

Trí thức là người hiểu biết, có đầu óc. Chính tiền đề tích cực như thế cho ra các kết quả hay hệ luận tích cực mà ai cũng phải thừa nhận và cũng hiểu được. Nói khác đi, trí thức theo nghĩa rộng là giới chuyên môn, còn trí thức theo nghĩa hẹp là mọi người có nhận thức và tất nhiên có trí tuệ. Nói như thế, có nghĩa trí thức luôn luôn là thành phần tinh hoa của xã hội. Tinh hoa có nghĩa là số ít và chọn lọc. Bởi vậy đã số nhiều và không chọn lọc thì không thể gọi là trí thức được, mà đó là những người bình dân, những “quần chúng” quảng đại, rộng lớn, hay nói chung là tất cả mọi con người phổ cập nhất. Nói khác đi, muốn có trí thức thì phải có học, có khả năng tri thức, có kiến thức, có đầu óc thông minh phát triển, từ đó cũng có các kỹ năng ứng dụng tương ứng khác nhau. Trí thức cao hơn người kém trí thức một cái đầu là như thế. Nhưng đó là trí thức thực sự. Còn như giả trí thức, ngụy trí thức, làm dáng trí thức, tất nhiên là hoàn toàn hay một phần không hội đủ những tiêu chuẩn, tiêu chí cao nhất của mọi người, mọi nhà trí thức chân chính và đúng nghĩa nhất. Từ đó cũng thấy rằng chính trí thức mới luôn luôn là lực lượng đi đầu trong mọi xã hội hay trong mọi giai đoạn lịch sử của loài người. Đây chính là ý nghĩa tương đối hay ý nghĩa cập nhật khách quan tự nhiên của mọi thực tế hay thực tại trí thức. Có nghĩa mỗi giai đoạn phát triển kỹ thuật của nhân loại, dù kỹ thuật nhỏ nhất đến kỹ thuật lớn nhất, đều tất yếu thông qua giới trí thức, tức những người nghiên cứu, phát kiến khoa học kỹ thuật, những nhà khoa học và kỹ thuật. Từ xã hội hái lượm chuyển sang xã hội săn bắn, thì cái cung, cái tên chẳng hạn, đó chính là sự sáng tạo hay sự phát kiến lớn nhất của những người “trí thức” của thời đại đó. Nói khác đi, ngay việc phát hiện ra lửa, rồi ra mọi kỹ thuật khác, cho đến mọi nghiên cứu khoa học mọi ngành về sau để cho loài người phát triển, nếu không qua những bước “trí thức”, không qua những hàm lượng hiểu biết và phát kiến nào đó, thì thử hỏi có hiện thực được không. Đó chính là ý nghĩa hay vai trò, nhiệm vụ của trí thức một cách vô hình chung nhất. Cho nên, đi từ ngọn lửa đến hạt nhân và thời đại công nghiệp điện toán, thông tin, nếu không phải vai trò của trí thức thì thật sự của ai. Câu trả lời ý nghĩa và giá trị của trí thức quá rõ ràng, chẳng có gì để phải xác minh, bổ sung hay cải chính cả. Như thế cũng có nghĩa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học, và văn học nghệ thuật nói chung, từ Khổng tử, Thích Ca, cho đến Rousseau, Montesquieu cùng những nhà tư tưởng chính trí tự do khác đều đích thật là giới trí thức hay những nhà trí thức lớn của nhân loại. Chỉ tiếc, Các Mác, Lênin, như trong bài viết minh họa, rõ ràng trong thực tế là những người phản trí thức, kể cả những người đi theo họ về sau nổi tiếng như Stalin, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt … thực chất cũng đều đại loại như vậy. Mác tự cho rằng tư tưởng của ông ta là tư tưởng vô địch, ai nghịch lại ông ta đều là tư sản hay phản động cả. Lênin đã từng gọi trí thức là cứt, còn Mao Trạch Đông cũng xem trí thức thua cả cục phân, quả họ là những người phi trí thức hay phản trí thức đúng nghĩa cả. Đấy ý nghĩa của sự độc tài nó là như thế. Bởi phi trí thức mới độc tài, còn đúng trí thức thì làm sao độc tài được. Thế cho nên trong giới chính trị đúng nghĩa quả Alexandre Đại đế mới đúng là ý nghĩa trí thức. Câu nói thật lòng của ông “Nếu ta không phải là Alexander thì ta đã là Diogenes” quả thật mới đúng là khẩu khí của vị Đại đế có đầu óc trí thức. Khổng tử, Mạnh tử cũng đều là những nhà trí thức chính trị hay những nhà chính trị trí thức chính là như thế. Từ đó cũng thấy rằng chính trị đi đôi với trí thức thì vẫn ít hay luôn ít, còn chính trị không đi đôi với trí thức hay phản trí thức thì thật là nhiều, luôn luôn quá đỗi nhiều như một thực tế khách quan tự nhiên đáng thương của xã hội chính là như thế. Xã hội phát xít của Hitler, Moussolini, hay xã hội cộng sản của Stalin v.v… đều thể hiện hết sức rõ ràng về tất cả điều này. Nên nói cho cùng, Mác đúng ra cũng chỉ là một nhà trí thức nửa vời, cả Lênin cũng vậy. Bởi nếu không nửa vời thì Mác đã không nghi ngờ, ác cảm với trí thức, và cả Lênin cũng không xem nhẹ hay khi thường trí thức như thế. Chính từ tiền đề có sẵn như thế, nên mọi hệ luận hay hậu quả về sau của chính học thuyết cũng không thể khác, đó là chuỗi lô-gíc tất yếu trong lịch sử thực tế phải là như vậy. Nên nói cho cùng lại, xã hội con người hoặc chỉ là trí thức đúng nghĩa, hoặc không là trí thức đúng nghĩa thế thôi. Trí thức đúng nghĩa thì tôn trọng trí thức, phát huy trí thức, vận dụng trí thức. Còn không đúng nghĩa thì hoặc chỉ lợi dụng trí thức, hoặc chỉ coi thường hay chỉ ác cảm và phủ nhận trí thức. Chung quy nó chỉ là vậy. Độc tài và trí thức đúng nghĩa thì thật sự rất khó hòa hợp nhau. Bởi chỉ có tự do dân chủ đúng nghĩa và trí thức đúng nghĩa mới thực chất hoàn toàn hòa hợp nhau thật sự. Hay chỉ có chính trị thật sự lý tưởng và trí thức đúng nghĩa mới có thể hòa hợp và phát huy nhau thật sự.

(27/01/12)

CƠ SỞ PHÂN TÍCH VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

Ông Phan Văn Song đã viết một bài phân tích kinh tế và xã hội khá sâu sắc, bao quát và đầy đủ trong bối cảnh khủng hoảng tài chánh toàn cầu nói chung và tại châu Âu hay cụ thể tại Pháp và một số nước khác hiện tại. Ở đây tôi chỉ xin bàn thêm vắn tắt về cơ sở phân tích bổ sung hay đào sâu thêm về kinh tế xã hội. Tất nhiên cho tới nay trong thời kỳ cận đại, nhiều người vẫn còn lấn cấn về kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa. Phía khuynh tả thì vin vào cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu hiện nay để đả kích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Phía những người khuynh hữu vẫn tiếp tục bênh vực chủ nghĩa tư bản nhưng cũng có ý hướng xét lại một phần nào đó. Thật ra nói cho cùng, trên thế giới ngày nay sự đối chói giữa khái niệm kinh tế mác xít và kinh tế phi mác xít cũng còn nhiều chỗ chưa được làm sáng tỏ. Có người vẫn nghĩ rằng kinh tế mác xít hay kinh tế tập thể kế hoạch hóa là biện pháp hiệu quả, ít ra cũng ở bình diện phân phối. Những người khác thì nghĩ kinh tế thị trường, kinh tế tự do, hay kinh tế tư bản chủ nghĩa là quy luật khách quan, tự nhiên và hiệu quả nhất của xã hội. Thật ra, không phải người ta nghĩ như thế nào, nhưng cái chính là ý nghĩa, giá trị khoa học cho cơ sở phân tích kinh tế xã hội về mặt thực tế như thế nào thôi. Thực chất, kinh tế thị trường, kinh tế tự do, hay kinh tế tư bản chủ nghĩa chỉ là khía cạnh phát triển tất yếu, khách quan, tự nhiên của xã hội. Trong khi đó quan điểm kinh tế xã hội của Mác thực chất chỉ là lấy cái chủ quan làm cái khách quan, lấy cái tưởng tượng làm cái thực chất. Cho nên ông ta mệnh danh quan điểm hay lý thuyết của mình là khoa học, song thực chất lại xa khoa học hay nghịch khoa học. Bởi Mác không xét đến yếu tố tâm lý tự nhiên của cá nhân con người và của xã hội. Ông mê lầm ở trong quan niệm quy luật biện chứng trừu tượng, siêu hình của Hegel mà thành lộng giả thành chân, bóp mép và cưỡng ép chân lý khách quan cũng như sự thật. Trong khi đó, mỗi cá nhân con người lại luôn chính là đơn vị nền tảng của toàn xã hội. Đó là một cấu trúc hoàn toàn thực tế. Cho nên tính năng động của mỗi cá nhân, điều kiện và hoàn cảnh tồn tại của mỗi cá nhân, tính chất hay khung cảnh của xã hội vẫn là cái gì khách quan mà không một ai hoàn toàn quyết định hay chủ động được. Giải pháp kinh tế xã hội như vậy nói rút lại thực chất chỉ là ý nghĩa khoa học kỹ thuật áp dụng vào cho đời sống thực tiển về mọi mặt mà không có cái gì gọi là “ý thức hệ” một cách mơ hồ, vu vơ, phịa đặt ra cả. Chính hệ thống xã hội trong thực tế tự quyết định lấy chính nó mà không là gì hết. Nói khác đi, tính chất đạo lý, tính chất tri thức, tính chất trí thức, tính chất kỹ thuật hay kỹ năng tổ chức thực tế của xã hội tạo ra sự hữu lý, tính công bằng tương đối, tính hiệu quả khách quan, mà không phải bất kỳ các giả định hay bất kỳ các sự thêu dệt giả tạo, ngoại lai nào. Xã hội tự thích nghi, cá nhân tự thích ứng, lịch sử tự phát triển, nhân bản tự phát huy, đó chính là các yếu tố kết hợp đa dạng, vừa tự phát, vừa rút tỉa kinh nghiệm và chấn chỉnh trong thực tế, chính là sự lớn lên, trưởng thành dần dần của con người và xã hội qua phát triển của lịch sử. Xã hội cũng như cá nhân, không phải lúc nào hay luôn luôn đều lành mạnh. Cho nên những giai đoạn khủng hoảng có khi như là điều tất yếu. Vấn đề là có vượt qua được hay không cũng như phương pháp giải quyết các vấn đề như thế nào thôi. Trong một thể chế dân chủ tự do, trong một xã hội trật tự khách quan, tất nhiên lý trí và khuynh hướng phát triển luôn luôn chiến thắng. Ngược lại trong những xã hội trì trệ, độc tài, chủ quan, không bao giờ có khuynh hướng phát triển hay triển vọng phát triển tự nhiên, nhưng chỉ có sự phát triển o ép hay giả tạo. Sự phát triển tự nhiên, khách quan là sự phát triển hiệu quả. Sự phát triển không tự nhiên, không khách quan, thực chất chỉ là sự phát triển ảo hay sự dậm chân tại chỗ về mọi mặt được lắp vào đó những chỉ số phát triển âm hay phản phát triển về nhiều mặt khác. Cho nên ý nghĩa kinh tế xã hội là ý nghĩa khách quan, khoa học, không thể chỉ là ý nghĩa cảm tính, hẹp hòi, hạn chế hay thiển cận. Nói cách khác, chính tư duy và tính năng động khoa học của con người làm cho xã hội, kinh tế hay đời sống phát triển mà không phải ý chí, thị hiếu, sở thích, sự ngụy tạo hay ngụy tín nào đó. Quy luật khách quan là quy luật chung nhất của mọi sự trong thực tại. Mọi cái chủ quan đều chỉ là ảo tưởng, phản hay phi thực tế. Chính trị nói cho cùng không thể phản bội lại kinh tế. Kinh tế cũng không thể phản bội lại xã hội. Xã hội cũng không thể phản bội lại con người. Con người cũng không thể phản bội lại mọi quy luật khách quan, chắc chắn nhất. Cho nên kinh tế thị trường tự do có ý chí và biện pháp điều chỉnh khôn ngoan hợp lý, cụ thể, thiết thực, hiệu quả vẫn là những gì luôn luôn cần bàn tới, thay vì những kiểu tư tưởng cấp tiến đầy cảm tính, nông cạn, nông nổi, vô ý thức, vô trách nhiệm, ba rọi, nửa chừng xuân, kiểu chỉ ăn xổi ở thì, vuốt mặt qua mưa, đánh trống bỏ dùi trong lịch sử xã hội phát triển khách quan của nhân loại mà bất kỳ ai cũng đã rõ.
(26/01/12)

CHÍNH TRỊ, KHOA HỌC, VÀ ĐẠO DỨC

Bài viết “Suy thoái đạo đức vì ‘sai từ gốc’” của ông Vũ Duy Phú tôi xin không nhận xét và cũng miễn phê bình. Dầu sao, tuy đây là bài được biết có hơi rút gọn bớt, song tôi nghĩ vẫn là trung thực, đầy đủ nội dung, và ít ra cũng có tính cách phản ảnh hay phát biểu hai chiều. Mọi sự phê phán do đó có thể có nhiều, tôi chỉ muốn nêu một vài ý kiến nhỏ của mình như sau.

Chính trị là một động tác xã hội. Như vậy cũng có nghĩa chính trị phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và đạo đức thì mới có giá trị và có nền tảng vững chắc, lâu dài, cũng như mới có các kết quả mỹ mãn được. Gom tất cả những điều này lại, chính trị rõ ràng cần phải có tri thức. Có nghĩa sự hiểu biết, tính khách quan, trong sáng, tính vô tư và thận trọng vẫn luôn là ý nghĩa hàng đầu nhất của mọi biện pháp cũng như tư duy về chính trị. Có nghĩa mọi sự chủ quan, cảm tính, mọi sự thiếu thận trọng, thiên lệch, thậm chí mọi mưu toan hay tính toán lợi hại cá nhân mà đưa vào chính trị cho dầu từ lý thuyết đến thực hành, đều làm hại chính trị chân chính, đều lũng đoạn chính trị, và phản lại chính trị cao cả đúng nghĩa. Như thế, chính trị cần thiết và đúng nghĩa, cho dầu từ lý thuyết đến thực tế đều không thể chủ quan, tức độc đoán, tức phản lại tự do dân chủ. Bởi làm chính trị chân chính là làm cho xã hội, không mưu cầu danh phận hay sự nghiệp cá nhân cho dầu bất kỳ dưới dạng nào đó, thì làm sao mà chuyên chính hay độc tài, độc đoán được. Ý nghĩa căn cơ đơn giản chỉ như vậy, nhưng đối với Mác và Lênin thì nó không phải như vậy. Mác thật sự là một nhà hoạt động chính trị theo kiểu thực tiển, theo cảm tình và cảm tính. Mác đúng ra là một đảng viên cộng sản ngay từ đầu, là nhà báo, là người thực tiển, nên cho Mác là nhà tư tưởng khoa học đúng nghĩa thì thật sự hoàn toàn không đầy đủ. Mác chỉ tự mình nghiên cứu về kinh tế học, không được đào tạo chính quy ngày nào. Mác cũng chẳng phải là nhà xã hội học, nhà tâm lý học, nhà lịch sử học, nhà luật pháp học, nhà chính trị học theo nghĩa chuyên sâu. Thậm chí về mặt triết học, Mác chưa phải đã thật sự có tinh thần như một triết gia thực thụ, như một nhà triết học đúng nghĩa giống như Kant chẳng hạn. Từ tất cả những mớ nhận thức thực tế chủ quan về xã hội, con người, lịch sử nói chung theo cảm tình và cảm tính nhất định, Mác nhồi vào trong niềm tin đối với “phép biện chứng” tức biện chứng luận của Hegel để làm thành toàn bộ hệ thống lý thuyết của mình. Bởi thế đã có hai điều tệ hại trong học thuyết của Mác, điều thứ nhất là chủ trương chuyên chính, điều thứ hai ai không như ta thì đều là bọn tư sản, đều là tư tưởng tư sản cả. Chính Mác quên tâm lý nền tảng của con người, quên con người có bản năng thấp kém tự nhiên, quên ý nghĩa cao nhất trong con người là sự hiểu biết, là nhận thức khoa học, quên giá trị ưu việt của con người là giá trị đạo đức mà không chỉ là giá trị kinh tế. Bởi thế Mác chủ trương giai cấp vô sản như là một khuynh hướng cảm tính thực sự, chủ trương chính trị cộng sản theo kiểu hệ thống máy móc tầm thường thật sự. Đó là tất cả mọi hệ lụy về sau mà mọi người đều thấy. Lênin chỉ là người thừa kế tư tưởng của Mác. Chính ông ta đưa hệ thống lý thuyết của Mác vào thực tiển để trở thành hệ thống thực hành, áp dụng thế thôi. Do vậy ý nghĩa chủ đạo của Lênin là kinh tế tập thể. Có nghĩa muốn vô sản hóa toàn xã hội khách quan trở nên một xã hội chủ quan theo kiểu kinh tế tập thể vô sản thuần túy công nhân. Có nghĩa nông nhân cũng sẽ biến thành giai cấp công nhân, xã hội thuần túy chỉ còn là công nhân, trừ guồng máy lãnh đạo. Đó là ý nghĩa tại sao trong thực tế đã tự nhiên đi đến cơ chế xã hội quan liêu bao cấp một cách máy móc và hết sức toàn diện để cuối cùng sau hơn bảy mươi năm vật lộn vẫn phải thất bại và sụp đổ.

Cho nên tóm lại chính trị mà không khoa học khách quan cũng chỉ phi chính trị hay phản chính trị. Chính trị mà đi ngược lại đạo đức khách quan và đạo đức truyền thống cũng là lạm chính trị và phi đạo đức. Đó chính là cái được gọi là đạo đức cách mạng. Nó phần lớn chỉ là danh từ. Nhiều người có thể nhân danh nó để khống chế người khác, khống chế xã hội theo ý mình. Mọi sự độc tài độc đoán, chủ quan, lệch lạc, thiển cận, phi lý phần lớn có thể đều phát sinh từ đó. Cũng từ đó trở thành thứ bệnh tôn sùng lãnh tụ, ca ngợi lãnh đạo vô điều kiện, coi nó như một thứ đạo đức cách mạng. Bởi vì nếu không thể, có thể bị quy vào phản động hay đạo đức tư sản. Cho nên ngay trong quan điểm tư tưởng của Mác, ý niệm tư sản và vô sản đã không khoa học, không rạch ròi. Mác không phân biệt được ý nghĩa của tài sản chỉ là phương tiện, là công cụ của xã hội và cá nhân con người. Mác lại thuần túy duy vật, coi tài sản, của cải như mục đích, lý tưởng, công cụ duy nhất của động lực sinh hoạt xã hội. Sự bé cái lầm của Mác về rất nhiều phương diện, từ triết học đến kinh tế học, chính trị học, lịch sử học, đạo đức học, xã hội học, nhân văn học v.v… đó là toàn bộ những gì đã đến từ Mác và cũng đã và sẽ tiếp tục lần lần ra đi từ Mác. 

(27/01/12)

VĂN DĨ TẢI ĐẠO NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC TIÊU XÃ HỘI HÓA CHÍNH TRỊ (1)

Cụ Nguyễn Đình Chiểu quả là một trí thức đúng nghĩa, một nhà yêu nước yêu dân bất hủ. Câu thơ để lại vạn đời của cụ chính là “Chở bao nhiêu đạo thuyền không đắm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Đúng là hai câu thơ đấu tranh thật sự mãnh liệt, nhiệt tình ngút ngàn có khác. Cho nên nếu làm thơ, viết văn chỉ theo thói thưởng, cốt nhằm diễn tả cái tôi nhỏ hẹp, ích kỷ, riêng tư của mình, thơ văn ấy cũng chỉ luôn có nhan nhã, cũng kiểu hạ giới rẻ như bèo, thật sự cũng chẳng để làm gì, chẳng qua chỉ làm thỏa mãn cái tôi và cũng chẳng đáng sá gì. Ngược lại, nếu văn chương chỉ làm công cụ tiến thân cho bản thân, cốt vơ vét các điều lợi của xã hội về mình, văn chương ấy cũng chỉ là thứ văn chương nịnh thần, chỉ để tiếng thối cho đời mà thật sự cũng chỉ hại đời, hại xã hội, không ích lợi gì cho nhân quần, cho xã hội cả. Nhưng ngoài hai thứ văn chương phi văn học đích thực đó ra, còn có một thứ văn chương khác hay là văn học đối lập, mà nói rộng ra có người còn hiểu như văn chương chống đối. Thế thì văn chương theo cụ Đồ Chiểu luôn luôn phải là văn chương thiết thực. Tức làm thơ không phải để than mây khóc gió, ái tình tủn mủn, tình ái lăng nhăng, hay dùng như lợi bút để kiếm chát mọi điều, nhưng văn chương phải thiết thực với đời sống, với xã hội, có nghĩa đó là văn hóa, văn minh trong cuộc đời. Văn hóa văn minh cũng có nghĩa là phục vụ cuộc sống của mọi người, đề cao cuộc sống một cách tích cực, thiết yếu hay cần thiết, và chống lại mọi ý nghĩa, mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực hay thoái hóa nào đó. Ấy thế thì ý nghĩa đúng đắn của đối lập là đối nghịch lại với cái xấu, cái tiêu cực, cái bậy bạ, sai trái, mà không phải nghịch lại với xã hội hay với con người. Thực chất và ngay thẳng mà nói, từ khi chủ thuyết Mác ra đời, hay sau này được gọi chung là chủ thuyết Mác Lê, văn chương thực tế đều coi như bị vặt râu ở mọi nơi mà nó tràn đến cả. Bị vặt râu cho nên thành trơ trụi, chỉ còn biết nịnh bợ, bợ đỡ hay im lặng mà không còn con đường nào khác. Khởi sự tiêu cực đầu nguồn ở đây là do chính bản thân Mác làm ra. Mác cho rằng chỉ ta là chân lý muôn vàn tuyệt đối (bởi vì Mác cho quy luật biện chứng của Hegel là tuyệt đối !). Mác thật sự chỉ là cái “đuôi” của Hegel, nhưng chỉ là cái đuôi giả. Cái đuôi giả tạo, đầy nghịch lý và mâu thuẫn. Bởi vì cái đầu duy tâm của Hegel đã trở thành cái đuôi duy vật trong Mác. Cái nghịch lý phi khoa học như vậy nhưng Mác luôn tự nhận là chân lý thần thánh và tuyệt đối, thế nên mới có Lênin đứng lên đầu tiên thực hiện lý thuyết Mác. Kể từ đó quan điểm chuyên chính sai trái của Mác, quan điểm mệnh danh khoa học tuyệt đối lẩn thẩn của Mác đã biến thành vũ khí độc tài toàn năng phủ trùm lên toàn nhân loại (may cũng chỉ mới một phần). Ngày này thì mọi sự đều đã rõ ràng. Bởi vì lịch sử phát triển và tiến hóa của loài người đã phơi bày ra hết, cung cấp hết mọi cơ sở và dữ liệu khách quan khoa học để mọi người không còn mơ hồ gì nữa. Thực chất ra, những nhà tư tưởng chân chính, những nhà văn nghệ chân chính, đều thấy cả chân lý của thế gian ngay từ khi Mác xuất hiện cho đến khi Liên xô sụp đổ, hoàn toàn không như hay ngược hẵn với những gì Mác nói. Nhưng con người không thể đi trước thực tiển cả trên mười năm, đó là thông lệ. Cho nên mọi sự sáng suốt thấy trước, có khi cả nửa thế kỷ, cũng phải đành thúc thủ hay im lặng ngậm ngùi trong lòng, bởi xu thế thực tế cuộc đời ít khi thuận lợi cho những gì thấy trước hay tiên tri như thế. Nạn đốt sách chôn nho không phải thời cổ đại mới có, nó luôn xuất hiện cả trong thời cận và hiện đại mà ai cũng rõ. Thế mà ông Lữ Phương tự cho mình là người “Mác xít chân chính” quả thật ông có nằm mơ không đó. Điều này có nghĩa ông Lữ đã “dày công nghiên cứu chủ nghĩa Mác” mà thật tình ông chẳng hiểu gì cả, hay ông hiểu sai, hiều không thấu đáo, không đến nơi tất cả. Cũng từ đó mà có thể nói được bà Phạm Thị Hoài đúng thật là người đối lập tích cực theo ý nghĩa tích cực như trên đã nói. Còn khái niệm “đối lập trung thành” người ta bảo ông Chu Hảo đưa ra, thực hư tôi chưa rõ, nhưng thực chất cũng nên hiểu thêm một chút. Nếu đối lập trung thành theo kiểu Lữ Phương, thì quả cũng chỉ là đối lập trong lồng gà, không thể đi ra ngoài quãng trời đất bao la được. Thế nên nếu đối lập theo kiểu bà Phạm Thị Hoài thì còn khả khi. Tức đối lập trong phạm vi dân tộc, đất nước, xã hội, cuộc đời, hay ít thì cũng trên lãnh thổ VN mà không phải chỉ đối lập trong đảng hay trong học thuyết Mác Lênin ! Nói rộng ra, chỉ có khoa học khách quan và thực tiển cuộc đời mới là cái quý giá nhất và cao cả nhất trong cuộc sống của con người, của mọi con người. Không phải học thuyết nào, đảng nào, lãnh tụ nào, chính quyền nào, thể chế nào mới là cao cả hay tuyệt đối cần thiết cả. Bởi nếu vế sau đi theo vế trước thì mới là điều thuận lý. Còn như vế trước phải khung vào vế sau lại hoàn toàn là điều phản động, trái lý, hay nghịch lý. Cho nên nói cho cùng chỉ có bản thân con người (mọi người), bản thân dân tộc, bản thân đất nước, bản thân xã hội mới là cái đích điểm tột cùng nhất. Nó phải chi phối và mục tiêu cho tất cả mọi sự. Còn nếu ngược lại tức là phản con người, phản dân tộc, phản đất nước, phản xã hội, tức đều phản lịch sử hay thực chất là phản động. Vậy thì nếu ý niệm của ông Chu Hảo hay bà Phạm Thị Hoài áp dụng vào nghĩa sau, nó là tốt, còn như áp dụng vào nghĩa trước cũng chưa hẵn đã là tốt. Tức đối lập giữa cái tốt và cái xấu nói chung, đó là điều tốt. Trung thành với cái tốt mới là tốt. Còn ngược lại chỉ đối lập trung thành theo cách của ông Lữ Phương hiểu, thì chắc ông Lữ Phương cũng nên đi tìm để hỏi lại cụ Nguyễn Đình Chiểu thì quả thật mới thực chất tốt hơn. Mục tiêu xã hội hóa chính trị và ý nghĩa của chính trị hóa xã hội nó khác nhau như thế đó. Sự bé cái lầm của Mác lúc còn sinh thời là cứ tưởng mình đặt nền tảng cho sự xã hội hóa chính trị. Mác có ngờ đâu chính mình đã giăng cái bẫy, đã buộc sẵn sợi thòng lòng để cho việc chính trị hóa xã hội sau này. Cái vòng kim cô mà Mác đã đặt trên đầu nhân loại rất may là nó bị mẽ và đã được lấy xuống. Bởi Mác chủ trương chuyên chính để giải phóng mọi sự chuyên chính quả là sự dại khờ và nghịch lý. Mác bất chấp tâm lý con người và quy luật xã hội. Thế mà cũng có người mệnh danh Mác là triết gia, là nhà khoa học, là trí tuệ của nhân loại, là đỉnh cao của lịch sử, là lương tâm của thời đại, chắc là điều này rất trùng ý với ông Lữ Phương quá. Bởi không ai lấy lửa để chữa lửa, không ai lấy nước để cứu được nạn hồng thủy cả. Người ta còn nhớ ở miền Nam cũ trước bảy lăm, có anh chàng tên là Phạm Cồng Thiện cũng nổi tiếng là “nhà thơ”, nhà tư tưởng, nhà “triết gia” để nói những điều toàn là vung vít. Các Mác ở Đức hồi thế kỷ 19 không biết có giống “nhà triết học” Phạm Công Thiện ở VN hồi thế kỷ 20 không biết. Cho nên thời nay là thời đại của mạng toàn cầu, của giao tiếp tự do nơi mọi người từ mọi chân trời góc biển. Mọi cái chỉ đều tiến hành ngay trong chốc lát tại bàn phiếm máy vi tính mà chẳng cần nháp, chẳng cần cấu tứ hay thai nghén gì. Ai cũng phải làm như vậy và ai cũng có thể làm như vậy. Đùa mà thật, thật là đùa cũng là thế. Thời buổi gạo châu củi quế, thời buổi khủng hoảng tài chánh toàn cầu có ngồi mà làm bài thơ cả tuần, có ngồi mà viết bài báo cả tháng, đó là thời Bành tổ cổ đại xa xưa lắm rồi. Bởi thế nếu đánh máy mà không có lỗi quả mới là tay cừ, còn nếu đánh mãy mà còn có lỗi tức cũng chỉ là điều hoàn toàn tự nhiên, thật sự hiển nhiên thế thôi. Nên nói gút lại cái đối lập hay cái trung thành ngày nay thực chất nó cũng chỉ mang tính chất hồn nhiên, lãng mạn, thoải mái, nhẹ nhàng y như những lời bình trên mạng, mà không còn kiểu sợ búa đập đầu thời Pôn Pốt, sợ bị đội mũ lừa đi diễu phố thời Hồng vệ binh, sợ bị nhốt vào trại cải tạo như thời Stalin hay Trường Chinh, Lê Duẩn nữa.

(28/01/12)

(1) Nhân đọc bài bài viết của ông Lữ Phương viết về bài “Niềm lạc quan vô tận” của nhà văn Phạm Thị Hoài.

CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA

Văn hóa là ý nghĩa cao nhất nơi cá nhân con người cũng như nơi xã hội con người. Văn hóa cũng có nghĩa là văn minh, là sự đi lên hay giá trị đi lên của con người và xã hội nói chung. Đi lên có nghĩa hướng về tương lai và không lùi về quá khứ. Đi lên ở đây trong đời sống vật chất, xã hội cũng như hay nhất là trong đời sống ý thức và tinh thần. Văn hóa như vậy cũng có nghĩa là sự chọn lọc, sự tinh hòa và sự phát triển. Sự phát triển của con người là vô hạn và sự phát triển của xã hội là vô hạn, đó là ý nghĩa căn cơ và nền tảng nhất của văn hóa.

Con người từ môi trường tự nhiên mà ra, không bao giờ thoát ra khỏi môi trường tự nhiên nhưng luôn vượt lên môi trường tự nhiên chung quanh mình. Xã hội là một loại môi trường tự nhiên của cá nhân, nhưng lại là môi trường lịch sử của xã hội.

Vấn đề nguồn gốc con người là vấn đề triết học. Nói người từ khỉ mà ra như Engels khoái trá, đó là ý thức nông cạn, non nớt, ngây thơ, áu trĩ về mặt triết học. Bởi con người và con khỉ đều nằm trong chuỗi tiến hóa sinh vật, nhưng vẫn đề không chỉ duy nhất dừng lại ở đó. Những gì Engels viết ra là gom từ khoa sinh học đương thời trộn chung với biện chứng pháp của Hegel để làm thành biện chứng của tự nhiên một cách máy móc, giả tạo, o ép.

Mác thì lý luận xã hội cộng sản nguyên thủy đi đến xã hội cộng sản khoa học bằng đầu tranh giai cấp, thực chất vẫn ngầm ẩn dùng biện chứng pháp của Hegel như là động lực then chốt. Cái ngờ nghệch, ấu trĩ của Mác là sử dụng ý niệm duy tâm của Hegel vào khái niệm duy vật hoàn toàn của Mác. Khái niệm cộng sản nguyên thủy chỉ là khái niệm giả tạo. Chỉ có xã hội con người nguyên thủy, không có khái niệm cộng sản nguyên thủy. Mác chỉ cưỡng ép thêm vào. Khái niệm tài sản chỉ là khái niệm về sau khi xã hội đã phát triển. Khi tài sản chưa ra đời thì không thể gọi đó là cộng sản nguyên thủy. Đó chỉ là sự cưỡng từ đoạt lý một cách phi khoa học, phản nhận thức khách quan. Vả chăng tài sản chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh của con người, sự duy vật của Mác đã trở nên thô lậu, không cơ sở về mặt cá nhân và xã hội. Cái gọi là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc, thật sự chỉ là sự tưởng tượng không có sự giải thích đầy đủ hay khách quan của Mác. Nói chung học thuyết của Mác không vượt ra cái cốt lõi duy tâm của Hegel nhưng được gói vào trong đó những cái không liên quan gì đến Hegel cả.

Xã hội con người phát triển là do nhận thức, do thành quả của khoa học kỹ thuật. Tức trí tuệ và chất xám là yếu tố cơ bản nhất trong văn minh, văn hóa, trong phát triển xã hội và lịch sử của loài người. Mác lấy phép biện chứng của Hegel để phịa vào trong đó động lực của lịch sử là đấu tranh giai cấp là hoàn toàn không đúng. Đấu tranh giai cấp chẳng qua là khái niệm giành giật nhau về phúc lợi, về vật chất, về tài sản nếu nói thô lậu như thế, thì làm gì có yếu tố để đi lên, để phát triển như Mác quan niệm. Mác chẳng qua chỉ vì mê chiếc giầy biện chứng của Hegel nên đã cắt chân thực chất của nhân loại sao cho đi vừa đôi giầy giả tạo đó. Cương lĩnh Gotha của Mác thực chất chỉ là sự tưởng tượng nông cạn và vớ vẩn. Tư bản luận của Mác chỉ là biện chứng luận hóa kinh tế học một cách vô căn cứ, hay Hegel hóa xã hội và chính trị một cách trá hình. Mác không đủ khả năng phê phán Hegel nên chỉ biết nhận Hegel như ông thầy giả cầy một cách mù quáng. Sự quản lý xã hội và phát triển xã hội phải lấy căn bản là trí thức, khoa học và đạo đức. Đằng này Mác lấy sức mạnh của bản năng làm động lực đấu tranh là điều hoàn toàn nghịch lý, phi cơ sở khoa học và khách quan. Giai cấp vô sản hay giai cấp nông dân là yếu tố cần phải được xã hội quan tâm giúp đỡ để cùng phát triển, đàng này Mác cho là đầu tàu của phát triển, là động lực của lịch sử, quả là mê tín và ngụy biện, bởi vì Mác lấy biện chứng luận của Hegel làm nền tảng siêu hình cho nó dưới cái vỏ đã được duy vật hóa. Có nghĩa tư tưởng của Mác không mang tính khoa học, cụ thể, khách quan, chính xác, mà chỉ là sự huyễn hoặc theo niềm tin của ông thầy Hegel. Mác tưởng đã lật ngược Hegel lại, đó là điều ngớ ngẩn. Người ta không thể lật ngược bình dầu để nó thành bình nước hay lật ngược bình nước để nó thành bình dầu được. Đó là cách lý luận cường điệu và cưỡng từ của Mác. Nếu như thế thì lấy ý niệm cộng sản nguyên thủy gắn vào và đồng hóa với ý niệm cộng sản khoa học cũng chẳng khác gì uốn cong một cây gỗ cho rễ và ngọn của nó được đồng nhất với nhau. Xã hội Việt Nam trước đây gần thế kỷ, mọi khái niệm khoa học và triết học đều chưa đầy đủ nên cả tin vào học thuyết Mác một cách không cần điều kiện, không cần cơ sở, chỉ theo cảm tính muốn thoát nghèo, muốn đi đến thế giới đại đồng một cách lười biếng nhưng muốn được chóng vánh và khỏi phải đầu tư gì nhọc nhằn thế thôi. Tức mọi người liên quan đều sống trong niềm tin ảo.

Ngày nay lịch sử nhân loại qua bao thử thách đã hầu như sáng ra nhiều điều mà trước kia hãy còn mê muội. Nhưng lại có người cho rằng mọi việc đã sáng tỏ rồi, cần gì phải thuyết minh hay chứng tỏ nữa. Nói như vậy là tiêu cực và ảo tưởng. Bởi vì chân lý cũng như ngọn đèn, phải nhân nó ra, phải làm cho nó sáng thêm luôn luôn. Nếu bảo có đèn rồi thì cứ đắp chăn đi ngủ, quả thật là ngây thơ và lãng mạn tếu. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc, cả nhân loại luôn luôn phải đấu tranh đi lên hàng ngày từ trong mọi điều gì phi lý nhất, tồi tệ nhất chính là như thế đó. Con người phải luôn đấu tranh với đồng loại mình vì văn minh văn hóa, phải đấu tranh với xã hội vì văn minh văn hóa, phải đấu tranh với thiên nhiên vì văn minh văn hóa, điều đó cũng chẳng khác gì phải tự đấu tranh với bản năng, với thiên nhiên hoang dã trong chính bản thân của mỗi người. Ai trên đời này cũng đều biết quy luật sức đẩy Archimède. Tức càng nhận sâu vật vào chất lõng nó càng trồi lên mạnh mẽ. Nhưng đó là quán tính và phản quán tính của vật chất. Học thuyết Mác lại muốn nhấn nhân loại vào chỗ vô sản, vào chỗ chuyên chính để nó sẽ trồi lên chỗ lý tưởng cho mau. Không ngờ quy luật ý thức con người không phải là quy luật vật chất. Nên khi đã nhấn sâu xuống rồi nó không còn trồi lên được nữa. Đó là lý do tại sao Liên xô và khối XHCN trước đây phải sụp đổ, và những nước còn lại ngày này phải đổi mới, đó là vì muốn thoát ra cho mau chỗ mà do sự nông cạn đã tin Mác mà đi sâu vào trong sự bế tắt bất tận đó. Đó cũng chính là ý nghĩa của chính trị và văn hóa để mọi người cùng nhận định và tranh luận.
(28/01/12)

ĐẠI NGÀN 

SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ

Nói cho cùng sự nghiệp chính trị đích thực chỉ có thể là vì nước vì dân, vì xã hội, vì tha nhân, không bao giờ chỉ vì cá nhân mình, cho dầu ở về bất cứ mặt nào. Cũng có người gọi chính trị chỉ là mánh lới, thủ đoạn, thì thật sự đó cũng chỉ là chính trị cho mục đích cá nhân mà không phải cho mục đích xã hội. Có nghĩa người làm chính trị chỉ cho mục đích xã hội thì không cần gì phải lấn lướt người khác, không cần gì phải độc tài, độc đoán bất kỳ phương diện nào, mà chỉ cần sự hợp tác, nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau, thông hiểu nhau vì mục đích chung. Đó chính là cái gương của những bậc đại hiền ngày xưa sẵn sàng nhường ngôi cho người khác nếu quả người đó hiền hơn mình mà không bao giờ soán ngôi hay tranh bá đồ vương như thời Xuân thu chiến quốc. Cho nên người làm chính trị cao khiết đích thực thì không bao giờ được phép tự cao tự đại, chủ quan, tự cho mình đúng và buộc mọi người khác phải nhất thiết tuân thủ theo mình. Nếu như thế cũng chẳng cần ai ca ngợi mình. Bởi mọi sự ca ngợi nếu thực sự phát xuất từ con tim, từ nhận thức tự chủ và trong sáng của người khác mới thật sự có ý nghĩa và giá trị. Ngược lại nếu chỉ là hiệu ứng cảm xúc kiểu quần chúng, mang tính nhất thời hay do dư luận và tuyên truyền xã hội mọi thứ tạo nên, phỏng cũng có thực chất hay ý nghĩa khách quan gì. Bởi vậy, nói gọn lại, mọi thứ bệnh ca ngợi lãnh tụ thực chất chỉ làm phương hại và đi ngược lại sự tinh khiết của lãnh tụ nếu đó là lãnh tụ đúng nghĩa. Còn nếu không phải như thế, mọi sự ca ngợi giả tạo lại làm hại xã hội, hại con người, hại nhân dân, vì nó làm suy thoái, tha hóa xã hội và con người vì tất cả đều rơi vào ảo ảnh. Cho nên ý nghĩa sau cùng vẫn là mọi hạnh phúc và giá trị của con người nói chung, của xã hội nói chung mà không phải chỉ riềng lợi ích cho cá nhân hay tập thể nào. Vì cái chung thật sự mà quên cái riêng thật sự, đó không phải thánh thì cũng phải là người. Còn nếu vì cái riêng, cái cục bộ nào đó mà quên hết cái chung, cái con người chính đáng, phổ quát muôn thuở trong cõi đời này, thì thật sự đó là đi ngược lại mọi điều chân chính mà trở thành sự giả dối hay tha hóa. Ấy sự nghiệp chính trị cao cả và bao trùm nhất nó chỉ như thế, đó là sự nghiệp vô danh, muôn đời, nhưng không phải chỉ là sự nghiệp hữu danh, nhất thời, cũng như chỉ gói gọn trong bất kỳ mục đích danh vọng, lợi ích của bất kỳ cá nhân nào.

(27/01/12)

 

SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ

Nói cho cùng sự nghiệp chính trị đích thực chỉ có thể là vì nước vì dân, vì xã hội, vì tha nhân, không bao giờ chỉ vì cá nhân mình, cho dầu ở về bất cứ mặt nào. Cũng có người gọi chính trị chỉ là mánh lới, thủ đoạn, thì thật sự đó cũng chỉ là chính trị cho mục đích cá nhân mà không phải cho mục đích xã hội. Có nghĩa người làm chính trị chỉ cho mục đích xã hội thì không cần gì phải lấn lướt người khác, không cần gì phải độc tài, độc đoán bất kỳ phương diện nào, mà chỉ cần sự hợp tác, nhường nhịn nhau, tôn trọng nhau, thông hiểu nhau vì mục đích chung. Đó chính là cái gương của những bậc đại hiền ngày xưa sẵn sàng nhường ngôi cho người khác nếu quả người đó hiền hơn mình mà không bao giờ soán ngôi hay tranh bá đồ vương như thời Xuân thu chiến quốc. Cho nên người làm chính trị cao khiết đích thực thì không bao giờ được phép tự cao tự đại, chủ quan, tự cho mình đúng và buộc mọi người khác phải nhất thiết tuân thủ theo mình. Nếu như thế cũng chẳng cần ai ca ngợi mình. Bởi mọi sự ca ngợi nếu thực sự phát xuất từ con tim, từ nhận thức tự chủ và trong sáng của người khác mới thật sự có ý nghĩa và giá trị. Ngược lại nếu chỉ là hiệu ứng cảm xúc kiểu quần chúng, mang tính nhất thời hay do dư luận và tuyên truyền xã hội mọi thứ tạo nên, phỏng cũng có thực chất hay ý nghĩa khách quan gì. Bởi vậy, nói gọn lại, mọi thứ bệnh ca ngợi lãnh tụ thực chất chỉ làm phương hại và đi ngược lại sự tinh khiết của lãnh tụ nếu đó là lãnh tụ đúng nghĩa. Còn nếu không phải như thế, mọi sự ca ngợi giả tạo lại làm hại xã hội, hại con người, hại nhân dân, vì nó làm suy thoái, tha hóa xã hội và con người vì tất cả đều rơi vào ảo ảnh. Cho nên ý nghĩa sau cùng vẫn là mọi hạnh phúc và giá trị của con người nói chung, của xã hội nói chung mà không phải chỉ riềng lợi ích cho cá nhân hay tập thể nào. Vì cái chung thật sự mà quên cái riêng thật sự, đó không phải thánh thì cũng phải là người. Còn nếu vì cái riêng, cái cục bộ nào đó mà quên hết cái chung, cái con người chính đáng, phổ quát muôn thuở trong cõi đời này, thì thật sự đó là đi ngược lại mọi điều chân chính mà trở thành sự giả dối hay tha hóa. Ấy sự nghiệp chính trị cao cả và bao trùm nhất nó chỉ như thế, đó là sự nghiệp vô danh, muôn đời, nhưng không phải chỉ là sự nghiệp hữu danh, nhất thời, cũng như chỉ gói gọn trong bất kỳ mục đích danh vọng, lợi ích của bất kỳ cá nhân nào.
(27/01/12)

6 bình luận

  1. Lịch sử Nhân loại đã chứng minh : ” ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác ” ; Cá nhân, tổ chức nào có đóng góp Vì sự tiến bộ của Nhân loại, sẽ “sống mãi”; ngược lại, sẽ bị nguyền rủa mãi mãi ! ( Giết người là Tội phạm, nhân loại luôn coi kẻ giết người hoặc ra lệnh giết người là kẻ Bất nhân ! là kẻ điên rồ ! )

  2. Xem “Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt” tại

    Toàn văn bức thư trong đó Lenin gọi trí thức là cứt


    để hiểu những trí thức mà Lenin gọi là c. thực tế là gần như toàn bộ giới trí thức Nga lúc bấy giờ (theo nhà văn A. Solzhennitsyn, đó là 80% giới trí thức Nga).

  3. Kính anh Võ Thành Hưng,
    Trước hết xin cám ơn anh đã cho tôi được đọc những bài viết bổ ích.
    Các bài viết suy ngẫm, bình luận bài của các tác giả viết trước đó như Nguyễn Đình Đăng, Phạm văn Song, Vũ Duy Phú, Phạm thị Hoài, Lữ Phương mà tôi đã có đọc.
    Anh là người có kiến thức rất uyên bác, có những ý tưởng rất đáng quý.
    Chỉ xin góp vài ý nhỏ coi như món lễ mọn đối với người đã cho mình thụ hưởng.
    Có lẽ anh viết vội nên có rất nhiều câu văn nói, rối rắm, một vài nhầm lẫn từ ngữ không đáng có (“Tất nhiên cho đến nay, trong thời kỳ cận đại”; “Trí thức hình như luôn luôn đối lập với giới chính tri”- có lẽ anh muốn nói đối lập với giới cầm quyên? Bởi vì chính trị cũng là một khoa học, cũng có những trí thức của nó .).Nhiều điều anh rút ra như một “địnhlý” đáng ngạc nhiên “Nếu nói cho cùng lại, xã hội con người hoặc chỉ là trí thức đúng nghĩa hoặc không là trí thức đúng nghĩa, thế thôi”!Hoặc “Xã hội là một loại môi trường tự nhiên của cá nhân, nhưng lại là môi trường lịch sử của xã hội”…
    Bài viết từ những bài của Phạm thị Hoài, Chu Hảo, Lữ Phương, thì thật là đáng tiếc,anh nói về họ mà không đọc kỹ. Anh đã viết “Còn khái niệm”đối lập trung thành” người ta bảo ông Chu Hảo đưa ra, thực hư tôi chưa rõ” ! Sao anh lại chưa rõ?Nhà văn Phạm thị Hoài cho rằng ông Chu Hảo là loại “đối lập trung thành”.Còn ông Lữ Phương thì tìm rõ xuất xứ cụm từ này là của học giả Zachary Abuza đưa ra từ năm 2006! Có chỗ anh dễ dàng nhập hai người đang có ý kiến trái nhau vào chung một rọ :”Vậy thì nếu ý niệm của ông Chu Hảo hay bà Phạm thị Hoài áp dụng vào nghĩa sau nó là tốt, còn như áp dụng vào nghĩa trước cũng chưa hẳn đã là tốt”!
    Nhưng điều tôi băn khoăn nhiều là anh có cách nói quá nặng nề đối với người mình không đồng quan điểm, như với Lữ Phương, một nhà nghiên cứu nghiêm túc và dũng cảm, đang sống trong nước, người mà từ sau 1975 đã bị coi là bất đồng chính kiến.
    Nhà văn Phạm thị Hoài phê phán ông Chu Hảo rất sắc bén với lời văn đẹp và có điều trân trọng. Lữ Phương góp ý Phạm thị Hoài , tỏ ra có nghiên cứu vấn đề, lời văn bình tỉnh, điềm đạm.
    Trong khi đó anh Võ Thành Hưng có quá đáng không khi viết “Thế mà ông Lữ Phương tự cho mình là người “Mac xít chân chính”, quả thật ông có năm mơ không đó”. Và “còn ngược lại tức là phản con người, phản dân tộc, phản đất nước, phản xã hội, tức đều phản lịch sử hay thực chất là phản động”. Anh Hưng ơi! Cuộc sống phong phú hơn nhiều, không phải luôn luôn ở hai bên lằn ranh.là phải và trái.đâu. Trước 1975, ở miền Nam có “lực lượng thứ ba”, nó nằm cả trong quốc hội VNCH. Còn hiện nay dân oan đi biểu tình mang khẩu hiệu “Đảng cộng sản VN muôn năm. Đả đảo bọn tư bản đỏ”. Cuộc sống rất phong phú đòi hỏi chúng ta luôn khiêm tốn học hỏi lẫn nhau, anh ạ!
    Trần Thiện Ý

    • Xin phép hỏi bác Trần Thiện Ý là “thành phần thứ ba”
      có phải là đứng giữa không ? Nếu thế thì e là không
      chính xác bác ạ ! Sự thực là những ai,có lẽ hầu như
      mọi người đều biết rõ cả…chân tướng rồi !

  4. Ý kiến nhỏ
    .

    Kính thưa bác Trang chủ Nguyễn Trọng Tạo,
    Thưa bác Thiện Ý Tống Văn Công cùng quý vị,
    .
    Ngay khi coi tiêu đề và đọc lướt nội dung, tôi đã thấy muốn chia xẻ lòng cảm mến của mình với bác Trang chủ: Trong khi đề tài „trí thức“ đang nóng (hot) trên các diễn đàn, bác Tạo đã rất nhiệt tình công bố cả một cụm bài của (tập thể?) tác giả từ thư điện tử.
    Cũng do là một cụm (7) bài nên tôi cũng tạm lưu để tìm hiểu dần; Tôi xin tỏ lòng ngưỡng mộ đến quý bác đã đọc hết và cho nhận xét (xác đáng).
    Tôi nghĩ, hiểu cả một cụm bài (quan điểm), thì việc biết thêm về tác giả cũng có chút ít cần thiết; Vậy xin nêu thắc mắc nhỏ về tên tác giả là Võ Thanh Hưng hay Võ Hưng Thanh (từ email có thể luận biết: Luật sư Võ Hưng Thanh). Lý do cũng đơn giản vì tôi cũng đã đọc ông Võ Hưng Thanh „Bàn về bản chất đích thực của người trí thức“ (http://www.danchimviet.info/archives/30618).
    .
    Ngoài ý kiến nhận xét xác đáng của bác Thiện Ý, nhiều khái niệm và định đề cũng cần được bàn lại. Đan cử khẳng định „Văn hóa cũng là văn minh.“ (bài thứ 5) thì thấy cũng nên xác định khái niệm chính xác hơn trước khi đi sâu vào các điểm trọng tâm của đề tài.
    .
    Xin cảm ơn bác Tạo cùng quý bác một lần nữa và mong lượng thứ những gì không phải phép.
    .
    Trân trọng.

  5. “Bàn về trí thức” ắt cũng là trí thức. Nhưng tôi thấy ông này chẳng có một chút trí tuệ gì để hiểu hai bài viết về trí thức của PTH và của LP. Bênh PTH bằng cách liều lĩnh gán cho LP những điều kỳ quặc, không hề “tự nhận”. Lại còn dạy dỗ về cách đọc Marx hết sức lớn lối, kiểu coi trời bằng vung. Khái niệm “đối lập trung thành” thì ấm ớ, gán ghép lung tung. Một bài viết lạc đề, khoe khoang chữ nghĩa, cực kỳ tào lao, “bạt mạng” (chữ của PTH).

Bình luận về bài viết này