TRAO ĐỔI VỚI NHÀ VĂN BÙI HOÀNG TÁM VỀ TRUYỆN TẤM CÁM


VỀ MỘT CÁCH NHÌN KHÁC CỦA NHÀ VĂN BÙI HOÀNG TÁM ĐỐI VỚI TRUYỆN TẤM CÁM 

TRÀ SƠN PHẠM QUANG ÁI
(Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh)

>>TRUYỆN TẤM CÁM – MỘT CÁCH NHÌN KHÁC 

Một tác phẩm văn học có thể có nhiều cách đọc, cách hiểu. Điều này, thực tiễn tiếp nhận văn chương xưa nay đã minh chứng và đã được lý luận tiếp nhận hiện đại tổng kết. Tuy nhiên, dù có vin vào lý thuyết tiếp nhận hiện đại để biện chính, thì cũng không thể không quan tâm đến đặc trưng loại hình tác phẩm và quan điểm lịch sử-cụ thể đối với đối tượng tiếp nhận.                                      

Bởi vậy, tuy rằng tôi rất thích cách đặt vấn đề của nhà văn Bùi Hoàng Tám, đồng thời chia sẻ với anh về hướng giải quyết vấn đề ở cuối bài viết “TRUYỆN TẤM CÁM – MỘT CÁCH NHÌN KHÁC”, nhưng lại không đồng ý với anh về cách hiểu đoạn kết câu chuyện.                                                      

Theo Bùi Hoàng Tám “…ở đây tồn tại hai nhân vật Tấm ở hai thời điểm khác nhau. Một cô Tấm dịu hiền thủa hàn vi và bà hoàng hậu Tấm độc ác khi có quyền lực. Vì sao một cô Tấm mồ côi, lam lũ nhưng yêu em, thương cha, tin tưởng dì ghẻ, một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương nhưng khi thành hoàng hậu đã trở nên độc ác đến ghê sợ như vậy? Phải chăng chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của hư vô chính là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này?                                  

Quyền lực rất dễ làm nhân tâm tha hóa hay nói cách khác, đó là sự tha hóa nhân tâm khi có quyền lực. Sự ngu dốt cộng với quyền lực sẽ đẻ ra tội ác ghê rợn. Điều đó đã hơn một lần xảy ra trong lịch sử.                                              

Phải chăng đó chính là thông điệp mà tổ tiên muốn gửi đến cho chúng ta hôm nay?”                                                                                                                 

Chúng ta không thể bất chấp tính lịch sử, bất chấp đặc trưng đạo lý dân gian và lo-gic câu chuyện để hiểu tác phẩm văn học dân gian này một cách hiện đại hoá như vậy được!

Đúng là nhân vật Tấm ở hai thời điểm khác nhau, trước và sau khi làm hoàng hậu, có sự khác nhau về cách hành xử. Nhưng không phải là do vô học và đột nhiên có quyền thế nên Tấm mới trở thành con người độc ác. Chúng ta nhớ rằng, ở phần trước của câu chuyện, trước khi “chuyển kiếp”, được sự trợ giúp của Bụt, Tấm đã trở thành vợ vua. Mặc dầu đã nếm trải sự lừa dối, đày đọa của mẹ con Cám nhiều phen, nhưng khi về giổ cha, Tấm vẫn ngoan ngoãn hiếu thuận nghe lời mụ dì ghẻ trèo cau cơ mà? Tấm đã có hành vi độc ác nào đâu? Đến khi bị hại chết, bị cướp quyền làm vợ vua, chuyển kiếp biến thành chim vàng anh, thành khung cửi (giá võng) Tấm mới có hành vi “độc ác”, bằng ngôn từ, doạ Cám như:

                     Phơi áo chồng tao,

                   Thì phơi bằng sào.

                   Chớ phơi bờ rào,

                   Tao cào mặt ra

Hoặc:

                   Kẽo cà kẽo kẹt,

                   Lấy tranh chồng chị,

                   Chị khoét mắt ra.

Rõ ràng, không phải đợi đến đoạn kết, khi đã trở lại làm người, thành hoàng hậu thực sự, Tấm mới có “hành vi độc ác”. Đạo lý hồn nhiên dân gian ở câu chuyện này rất sáng suốt, minh bạch “ác giả ác báo”, khi cái ác đã trở nên trắng trợn, khi mẹ con Cám tìm cách huỷ diệt Tấm đến cùng thì Tấm làm sao chịu đựng nổi? Khát vọng công lý của nhân dân là phải chống lại cái ác, kẻ ác phải đền tội, người hiền phải được đền bù. Nhân dân lao động có thể ít được học nhưng trí tuệ, đạo lý của họ thì rất thấu đạt. Tấm tuy không được học, nhưng qua thực tế đấu tranh sinh tồn thì Tấm đã có bài học lớn cho cuộc đời, rằng: chỉ có cái ác mới chống lại được cái ác, chỉ có sức mạnh vật chất mới đối đầu được với sức mạnh vật chất.                                                                                                  

Truyện Tấm Cám cũng như phần lớn truyện cổ tích khác có sử dụng yếu tố siêu nhiên là Thần – Tiên – Bụt, làm lực lượng hậu thuẫn cho người thiện. Bụt tức là Phật đã được bản địa hoá, dân gian hoá và là sự thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, công lý trong cuộc sinh tồn. Tuy nhiên, Bụt với hơi hướng đạo lý Phật giáo chỉ thể hiện truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc ta khi bênh vực người thiện yếu thế, bị hà hiếp và xuất hiện trực tiếp can thiệp vào cuộc đấu tranh thiện ác ở mức độ điều hoà quan hệ đối kháng. Đến lúc không thể cảm hoá được kẻ ác nữa, thì Bụt phải rút lui; trở về với thực tại, dân gian thực hiện công lý bằng chính hành vi xử lý kiên quyết của người thiện với kẻ ác.

Nói cách khác, tuân theo cái công thức “ở ác gặp dữ, ở hiền gặp lành”, dân gian đã xây dựng nên một cốt truyện mà lô-gíc của nó cho phép chúng ta suy ra ý nghĩa là: khi cái ác đã trở thành bản chất của con người thì không thể cảm hoá, không thể cải tà quy chính được nữa mà phải đấu tranh để tiêu diệt tận gốc thì cuộc sống của người thiện mới yên ổn được. Và thực tiễn cuộc sống cũng như thực tế lịch sử nhân loại xưa nay diễn ra theo quy luật đó. Và đấy cũng là lý do tồn tại hàng nghìn năm của câu chuyện này trong cộng đồng Việt cũng như hàng trăm cộng đồng tộc người khác (theo thống kê của các nhà folklore học thì trên thế giới có khoảng 500 dị bản cốt truyện Tấm Cám thuộc các tộc người, các địa phương khác nhau) trên thế giới. Nếu không được đạo lý, lẽ phải của các cộng đồng nhân loại chấp nhận thì làm sao kiểu cốt truyện này được lưu truyền và phổ biến như vậy?

Chúng ta không thể vì việc bảo vệ cho sự toàn của truyền thống nhân ái dân tộc mà máy móc gạt bỏ yếu tố diệt ác quyết liệt đến mức “man rợ” của câu chuyện. Nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà chúng ta không thể chối bỏ, nhưng bên cạnh truyền thống nhân ái, chúng ta còn có những truyền thống khác. Ví như truyền thống đấu tranh chống áp bức và ngoại xâm. Vả chăng, trong thực tiễn sinh tồn và phát triển của dân tộc, truyền thống nào cũng có mặt tốt – mặt xấu, mặt hay – mặt dở của nó. Vấn đề là phải xét trong từng hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể. Cuộc đời Tấm được dân gian kể lại trong câu chuyện cũng thể hiện rõ điều này. Khi xung đột thiện – ác chỉ mới dừng lại ở mức độ  tranh đoạt những quyền lợi nhỏ thì Tấm nhường nhịn bỏ qua, nhưng khi sự sống của bản thân bị tước đoạt thì Tấm đã phản ứng mạnh mẽ bằng lời của chim vàng anh và khung cửi. Khi Tấm đã trở thành hoàng hậu, nhưng kẻ ác vẫn còn đó, cái ác vẫn chưa được diệt trừ thì bằng kinh nghiệm xương máu của bản thân, Tấm biết là nguy cơ bị hại vẫn là lưỡi gươm treo trên cổ. Phải chủ động diệt trừ cái ác mới mong sống lành, sống hạnh phúc được.

Có người cho hành vi diệt ác quyết liệt của Tấm là hành vi trả thù man rợ của con người thời mông muội (thời người ta còn có thể ăn thịt người) đã để lại dấu tích trong câu chuyện. Nhưng ngày nay, không ít người cho rằng, con người ngày càng văn minh thì lại càng man rợ, độc ác hơn cả người tiền sử. Người được học nhiều lại tàn bạo, dã man hơn người ít được học. Thực tế cuộc sống ngày nay đã xảy ra vô số chuyện chứng minh cho điều đó.

Đó phải chăng là thông điệp folklore mà nhân dân lao động muốn gửi lại cho mai sau?

Như đã đề cập ở đầu bài viết này, tuy chúng tôi không tán thành với cách hiểu của nhà văn Bùi Hoàng Tám, nhưng lại rất chia sẻ với hướng giải quyết của anh. Có thể vẫn đưa truyện Tấm Cám vào học ở bậc PTTH như chương trình Ngữ văn hiện hành của Bộ GD & ĐT, nhưng chúng ta phải hướng học sinh vào một cách hiểu hợp tình, hợp lý, không gây phản cảm

 

7 bình luận

  1. Các ông nhà văn thời này hay suy diễn nhảm nhí, và hay đưa cách nhìn hiện đại để “soi” chuyện cổ, làm hỏng câu chuyện. Ngày xưa, triều đình phong kiến có rất nhiều hình phạt mà ngày nay chúng ta coi là “tàn bạo”, “thảm khốc” như voi giầy, ngựa xéo, tùng xẻo…Nhiều đến mức con người thấy hình phạt ấy là…bình thường. Ngay đến thời Pháp thuộc mà vẫn còn chuyện chính quyền chặt đầu người yêu nước đem bêu trên cọc nữa kia mà. Do đó chuyện cô Tấm trừng phạt Cám không phải là Tấm “ác”. Đó là hình phạt tương ứng với tội của Cám (theo con mắt dân gian), người lương thiện có cơ hội hiếm hoi (trong chuyện cổ tích mới có) để thi hành pháp luật, vậy mà mấy ông nhà văn lại tước bỏ cơ hội ấy của cô Tấm thì thật là…không hiểu gì, mặt bằng văn hoá hơi bị cùn.

    • cô tớ còn lấy dẫn chứng là ông lỗ tấn đã khinh bỉ nhân dân Trung hoa khi di xem quân nhật chặt đầu đồng bào mình thì đi xem như hội …. nói chung bạn nói giống cô tớ lắm

  2. MOI NGƯỜI LẠI SA ĐÀ VÀO MỘT CÁI “ĐỊNH HƯỚNG” NÀO ĐÓ. NÊN NHỚ RẰNG CHUYỆN CỔ TÍCH LÀ MỘT CHUYỆN RẤT TỰ NHIÊN, KHÔNG CHỊU BẤT KỲ MỘT ĐỊNH HƯỚNG NÀO CẢ, NÓ DIỄN RA VỐN NHƯ VẬY THÔI. NGƯỜI XƯA TỪNG NÓI: “ĐI VỚI BỤT MẶC ÁO CÁ SA, ĐI VỚI MA MẶC ÁO GIẤY”. CÁI ÁC PHẢI BỊ TIÊU DIỆT BỚI CHÍNH NÓ, NHÂN ĐẠO VỚI KẺ THÙ LÀ TỰ SÁT. TÊN ĐỘC TÀI GARAFI PHẢI BỊ NHÂN DÂN TRỪNG TRỊ, BẮN CHẾT VÀ KÉO XÁC TRÊN ĐƯỜNG, CÓ MỘT SỐ NGƯỜI LÊN TIẾNG LÀ LÀM NHƯ VẬY LÀ “VÔ NHÂN ĐẠO”. VẬY HỌ MUỐN GARAFI CHẾT NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG, HAY LÀ CHỈ CÁCH CHỨC, BẮT GIAM THÔI, KỊCH BẢN CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN KHÔNG THEO MỘT SỰ ĐỊNH HƯỚNG NÀO CẢ. CHUYỆN TẤM CÁM CŨNG VẬY, HÃY CỨ ĐỂ NGUYÊN NHƯ NÓ VỐN CÓ, NẾU HÔM NAY SỬA THẾ NÀY, NGÀY MAI LẠI CÓ KẺ ĐÒI SỬA THẾ KHÁC, KHI ĐÓ LÀM GÌ CÒN “CỔ TÍCH” NŨA. CỔ TÍCH NGHÌA LÀ XA XƯA, NẾU SỦA ĐI, NÓ CHỈ LÀ CHUYỆN CỦA HÔM NAY. MONG CÁC NGÀI HÃY LƯU Ý GIÙM.

    CHIẾN BINH

  3. Toi rat nhat tri voi cach noi cua ban Chien Binh..
    Toi muon cac thay co giao khi day cac em can dong nao len,giai thich can ke chuyen nay cho cac em hieu thi hay hon.
    Chuyen co tich da co tu ngan doi,da duoc truyen lai tu the he nay sang the he khac,mang dau an rat ro net. trong doi song tinh cam cua nguoi Viet.”O lanh thi duoc gap lanh,o ac gap ac tan tanh ra tro.”
    Neu cu sua di sua lai nhieu lan theo kieu “dinh huong “thi khong con la chuyen Tam Cam nua.
    HAY CU DE NGUYEN SI TRUYEN TAM CAM NHU THOI XUA CAC CU DA KE LAI.
    Neu dong mot ty lai sua thi,khong kheo cac Nha lam sach se tro thanh nhung ke “deo cay giua duong”,mat.

  4. đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh để tồn tại. cái thiện không thể tồn tại được khi không triết tiêu cái ác. và câu chuyện dân gian tấm cám đã trả lời rất rõ tâm thế của dân tộc việt nam trong lịch sử và được dân gian gửi gắm. tôn trọng văn hóa dân tộc là giữ đúng nguyên gốc câu truyện. không thể vì bất cứ lý lẽ nào để tùy tiện thay đổi một tác phẩm được dân gian định hình trong lịch sử. triết lý dân tộc việt nam thể hiện rất rõ trong câu chuyện này. tôi nghĩ tôn trọng văn hóa lịch sử dân tộc thì không nên thay đổi câu chuyện cho hợp thời theo bất cứ một định hướng nào. như thế thì không còn là văn học dân gian nữa. còn việc rút ra một tâm thế nào trong đời sống hôm nay lại là việc ở ngoài văn bản truyện cổ tích.

  5. Nghe tin Lê Văn Luyện giết người, số người yêu cầu xử tử tên Luyện nhiều hơn số người đồng ý xử hắn tù 18 năm.
    Nghe tin một số tên trộm chó bị đánh chết ở Nghệ An rất nhiều người lên tiếng thông cảm với nỗi uất ức của dân chúng.
    Ở xã hội hiện đại mà còn thế thì truyện Tấm Cám có gì là không hợp lý ?

  6. Anh Nguyen trong Tao a,
    Theo toi moi nguoi khong nen qua nang ne ve cai chuyen thuc te ngoai doi hien nay va trong truyen co tich ngay xua ngay xua.
    Vi truyen co tich co yeu to than thoai,cai gi ma con nguoi khong tien noi ra duoc thi nguoi ta than thoai hoa de noi ho .
    Vay nen chuyen co Tam co van hoa cao hay thap,xu ly dung hay sai,hay de moi nguoi suy ngam.The moi goi la co tich.
    Co mot ban ra Hanoi khoe voi toi mot di anh chan dung cua mot cu to da mat lau roi,cu la quan lai Trieu Nguyen,mac ao bao ,doi mu canh chuon nom rat nghiem nghi.
    Anh nho toi truyen than lai,bao la chi giu co rieng guong mat thoi ,con tat ca phai ve cu mac comple,that ca – vat , de dat len ban tho cho oaii.
    Toi khong dong tinh,toi bao ngay xua cac cu an mac the nao,thi cu de vay cho con chau sau nay no biet.
    Toi con doa,anh ma lam nhu the ,khi thap huong cu ve khong nhan ra minh, la cu quo mang cho, la chet chu chang phai chuyen dua dau .
    Anh da lam theo loi toi va cong nhan khi mang anh chan dung ve theo di anh cu,ai cung thua nhan la toi da dung.
    Trong bai Quoc Ca cua VN,toi nghe nhu cung co cau “the phanh thay ,uong mau quan thu …”.Bai hat no the ,chu chua co ai da phanh thay uong mau quan thu bao gio dau,ke ca khi ke thu bi chett,hoac bi bat lam tu binh.
    Cai gi no da thuoc ve Lich su thi hay de the, hay dung ve ran them chan !

Bình luận về bài viết này