ĐÊM “NHẠC RƯỢU” ĐẦY VƠI NỖI NHỚ


Trịnh Công Sơn - Ảnh Nguyễn Đình Toán

KỶ NIỆM 11 NĂM TRINH CÔNG SƠN RA ĐI

BA TỈNH

Đêm 1.4.2012, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức đêm “Nhạc & Rượu” để tưởng nhớ ngày Trịnh Công Sơn đi xa – Ngày Cá tháng Tư.

Đến dự tiệc rượu có: Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo, Nhà thơ Trần Ninh Hồ, nhà văn Phan Chí Thắng, TS. Hồ Bất Khuất, nhà thơ Văn Thao (Trưởng nam của nhạc sỹ Văn Cao), nhà thơ Hoa Huyền (từ Sài Gòn ra), cây Sacxophone Quyền Văn Minh, cây ghita Văn Dỵ, dịch giả Đoàn Tử Huyến, họa sỹ Ba Tỉnh, nhiều ca sĩ và đông đảo thành viên TT Đông Tây, học sinh, sinh viên yêu mến Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đến dự. Tiếp tục đọc

NHƯ MỘT LỜI TRI ÂN, VỚI TRỊNH


NHƯ MỘT LỜI TRI ÂN

Trịnh Công Sơn và NTT, Huế 1993

(Bài đã đăng 2.4.2011): Hôm rồi vào Sài Gòn, tình cờ gặp Hữu Thu (VTV Huế) trong quán nhậu. Thu nhắc tôi sắp tròn 10 năm vắng anh Sơn rồi. Tôi biết ở Huế sau 1975, Hữu Thu có nhiều kỷ niệm với anh Sơn. Có lần tôi đến nhà Thu, thấy có chiếc xe đạp mini cũ kỹ treo ở góc nhà. Thu bảo: “Chiếc xe anh Sơn đó. Trước khi chuyển vào Sài Gòn, anh Sơn cho Thu làm kỷ niệm”.  Tiếp tục đọc

NGÀY CÁ THÁNG TƯ: NÓI THẬT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN


Báo Điện tử Tổ Quốc: Sống thật lòng, yêu thật lòng, nhạc cũng thật lòng. Đó là Trịnh Công Sơn. Oái oăm, những người lạ lại thường gặp số phận lạ. Ông mất đúng vào Ngày nói dối (01/04/2001). Độc giả yêu Sơn cho đó là Ngày nói dối huyền thoại dành cho một thiên tài âm nhạc. Hàng năm cứ đến ngày ấy, những người quen biết Sơn lại hay nhắc đến tên của người nghệ sỹ này như một chỉ dấu kỷ niệm. Một bàn trà nhỏ có nhạc sỹ Hồng Đăng – người được biết đến với Hoa sữa, nhạc sỹ Văn Dung với Những bông hoa trong vườn Bác, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo với Khúc hát sông quê và nhà thơ Mai Linh, người rất mê nhạc Trịnh cùng trò chuyện về những kỷ niệm thật với Trịnh.

Từ trái sang phải: Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo, nhạc sỹ Văn Dung, nhạc sỹ Hồng Đăng và nhà thơ Mai Linh - Ảnh: Ngọc Thành

Tiếp tục đọc

TRANH TRỊNH CÔNG SƠN


Bạn thân và phái đẹp qua nét cọ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Hoàng Phủ Ngọc Tường - TCS

Hoàng Phủ Ngọc Tường


Tiếp tục đọc

ĐỜI VÀ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN


 ĐẶNG TIẾN

NTT: Bài “Đời và nhạc Trịnh Công Sơn” được viết 4.2001, nay đã được nhà văn Đặng Tiến sửa chữa và bổ sung (hôm qua). Chúng tôi xin đăng nguyên văn, coi đây là bản chính thức của tác giả.

Trịnh Công Sơn chánh quán Huế, làng Minh Hương, tổ tiên gốcTrung Hoa. LàngMinh Hương nay sát nhập vào Bao Vinh thành xã Hương Vinh. Bao Vinh là thương cảng của Huế ngày xưa. Tiếp tục đọc

THƯ CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN GỬI NHÀ THƠ NGÔ KHA


Thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha

Thầy giáo, nhà thơ Ngô Kha

NTT: Năm 2004, khi đang làm Trưởng ban Báo Thơ, phụ bản của Báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, tôi tình cờ đọc được lá thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ Ngô Kha năm 1974. Thấy một lá thư khá đặc biệt, tôi liền cho đăng lên trang nhất và trang 2 của Báo Thơ (số 12 – tháng 6/2004), vì Ngô Kha là bạn thân của TCS ở Huế. Theo lời giới thiệu của nhà thơ Lê Minh Quốc thì “Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, là bạn thân với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư phạm Huế (1958 – 1959) và sau đó đi dạy học. Anh cùng Trịnh Công Sơn, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn, Thái Ngọc San chủ trương tập san Tự quyết. Từ năm 1972, anh chủ trương tập san Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Thành ủy Huế chỉ đạo. Trong thời gian hoạt động phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, Ngô Kha đã bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ba lần vào các năm 1966, 1971 và lần cuối cùng bị thủ tiêu bí mật sau Hiệp định Paris, 1973. Hiện nay, Ngô Kha đã được Nhà nước ta phong liệt sĩ. Hội Văn học Thừa Thiên – Huế đã xuất bản tập Thơ Ngô Kha – gồm 3 tập thơ của anh xuất bản trước 1975: Hoa cô độc, Ngụ ngôn của người đãng trí, Trường ca hòa bình.  Tiếp tục đọc

AI HÁT HAY NHÂT NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi nhiều lần được nghe Trịnh Công Sơn hát nhạc của anh. Có bài tình cờ được nghe anh hát khi chưa công bố, ví như bài “Dung Hòa ca” anh viết tặng một người con gái Hà Thành có tên là Dung Hòa sau chuyến ra Hà Nội dự sinh nhật Văn Cao 60 tuổi (1983) hay bài “Tiến thoái lưỡng nan” có lẽ là bài hát cuối cùng của đời anh. Anh thường hát trong cuộc rượu, giọng nghe như có men, nó chân thành, gần gũi như là trò chuyện, như là dan díu, giăng mắc lòng người. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, người thích âm nhac và đặc biệt thích ca từ của Trịnh đã có lần nói với tôi, Trịnh Công Sơn là người hát hay nhất về nhạc Trịnh. Tất nhiên rồi, khi tác giả hát là tác giả truyền đạt tất cả những xúc cảm và thông điệp của tác phẩm đến với người nghe.

Trịnh Công Sơn, 1998 - Ảnh Nguyễn Đình Toán

Tiếp tục đọc

MONG BÀI THƠ TỚI ĐƯỢC NGƯỜI TÌNH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN


Dao Ánh và Trịnh Công Sơn

Kính gửi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo,

 
Đọc những trang viết về “Thư tình gửi một người” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên trang mạng của anh, tôi vô cùng xúc động. Vì tôi là một người hâm mộ nhạc Trịnh từ lúc còn trẻ nên khi biết được Trịnh Công Sơn có một người tình như chị Dao Ánh, tôi càng vô cùng thán phục người nhạc sĩ tài hoa, với linh cảm thiên bẩm, đã chọn được một mảnh đất thánh để gieo những hạt giống tình yêu tinh thần của mình, để từ đó nở hoa kết trái hàng trăm tình khúc bất tử để lại cho đời. Tiếp tục đọc