THỬ LẬT LẠI HỒ SƠ ĐỂ HIỂU BẢN CHẤT VỤ ÔNG HIỆU TRƯỞNG…


NTT: Có chuyện lạ đời, sau cuộc bàu cử của hội đồng, bị rớt vị trí Tổng biên tập, ông hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng tuyên bố rút và khởi kiện người trúng cử… Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn sự trớ trêu đó:

.

.

Tiếp tục đọc

NGƯỜI LƯU DANH CHO THƠ CA (1)


NGUYỄN TRỌNG TẠO

Một số sách do Thái Doãn Hiểu và Hoàng Liên thực hiện.

Một số sách do Thái Doãn Hiểu và Hoàng Liên thực hiện.

Năm ngoái, tôi vừa đọc một cuốn sách hay nghiên cứu về thơ Tứ Tuyệt của Nguyễn Sĩ Đại với nhan đề Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, thì năm nay tôi lại khá thú vị khi cầm trên tay cuốn Tuyển tập một ngàn năm thơ tứ tuyệt Việt Nam do Thái Doãn Hiểu và Hoàng Liên tuyển chọn, dày ngót ngàn trang khổ 14,5 x 20,5 cm in trên giấy trắng, bìa cứng bọc sơmi rất đẹp. Lại nghe nói mới đây, một cô gái trẻ chỉ bằng luận án Thơ tứ tuyệt Lý Bạch mà đã trở thành tiến sĩ… Tiếp tục đọc

THẦN THI VƯƠNG BỘT – VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG [kỳ 3]


Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu

Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu

Bút ký điền dã của THÁI DOÃN HIỂU

[d] VĂN NGHIỆP CỦA THI HÀO VƯƠNG BỘT :

[LỜI DẪN:   Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường được 2.300 nhà thơ người Trung Quốc sáng tác hơn 55.000 bài thơ trong khoảng TK 7 – 10 (618 – 907).

Thơ Đường chia ra làm 4 giai đoạn:
Sơ Đường (618 – 713),
Thịnh Đường (713 – 766),
Trung Đường (766 – 835),
Vãn Đường (835 – 907). Tiếp tục đọc

THẦN THI VƯƠNG BỘT – VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG [1]


Bút ký điền dã của THÁI DOÃN HIỂU

Thi hào thần đồng Vương Bột (650–676),

Thi hào thần đồng Vương Bột (650–676),

LỜI TÁC GIẢ: Trong sư nghiệp nghiên cứu giảng dạy & phê bình văn học của mình, tôi đã phát hiện ra khá nhiều những khuất tất, sai sót, hiểu lầm, nhầm lẫn của những người đi trước. 

Nếu đem những phát hiện độc chiêu ấy khai triển viết thành những luận án tiến sĩ văn học, sử học chắc sẽ thú vị lắm. Việc làm này dễ  trong tầm tay, nhưng tôi đã không làm như vậy, bởi đối với một cư sĩ, sống ẩn dật lẩn quất trong dân gian như mỗ, học vị học hàm Giáo sư  Tiến sĩ  chẳng để làm gì cả. 

Tôi đã thử viết một vài cái như “THẤN THI VƯƠNG BỘT VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG”, hay “TRUYỆN KIỀU LÀ TỰ TRUYỆN TÂM LINH CỦA NGUYỄN DU”, làm thì hào hứng  nhưng rồi lại bỏ xó vì  không có tính mục đích. 

Tiếp tục đọc

BA THI HÀO HỌ NGUYỄN CÙNG CHUNG MỘT DÒNG MÁU


THÁI DOÃN HIỂU

logobut2Năm 1991, sau khi công bố phát hiện Vương Bột tử nạn nơi nào trên báo Văn Nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Tổng biên tập của báo đến nhà chúng tôi ở Sài Gòn chơi, cùng tác giả nhấm nháp thành tích phát hiện ra mộ tổ của nền thơ Đường bất hủ. Đó là sự kiện làm “sửng sốt cả thế giới” (chữ dùng của tạp chí Liêu Vọng, cơ quan văn hóa đối ngoại của Hội nhà văn Trung Quốc). Nhà thơ Hữu Thỉnh biết tôi có bản Ba thi hào họ Nguyễn… và xin cho công bố. Tôi thưa với Hữu Thỉnh là các luận điểm của tôi còn non, chờ cho một thời gian để nó cứng cáp đã. Nay đã trên 24 năm, vấn đề này đã ổn và chín, tôi xin thông báo với nhà thơ Hữu Thỉnh là tôi công bố đây.

Tiếp tục đọc

ĐƯA TIỄN VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI VỀ NƠI AN NGHỈ VĨNH HẰNG GIỮA LÒNG DÂN


THÁI DOÃN HIỂU

Tướng Giáp - Ký họa: Cù Huy Hà Vũ

Tướng Giáp – Ký họa: Cù Huy Hà Vũ

Mấy ngày qua, cả dân tộc ta nặng trĩu đau buồn tiễn biệt một vĩ nhân văn võ song toàn về nơi an nghỉ cuối cùng trong lòng đất Mẹ, Vũng Chùa, Đảo Yến  đất Quảng Bình thân thương cát trắng gió Lào – nơi từ đấy Người đã ra đi tìm đường cứu nước.

Có lẽ, sau đám tang Chủ  tịch Hồ Chí Minh chưa có một đám tang nào gây xúc động và lấy được nước mắt của công chúng nhiều đến thế khi Võ Đại tướng nằm xuống ở tuổi 103. Hoa! Cả một rừng hoa bày chật các lối đi trên đường vào nhà Đại tướng. Cả một biển người sắp hàng rồng rắn chờ đến lượt mình vào viếng vĩnh biệt người anh Cả linh hồn của Quân đội. Tiếp tục đọc

TRẦN DÂN TIÊN THỰC LÀ AI?


THÁI DOÃN HIỂU  

Nguyễn Khôi

Nguyễn Khôi

Đã tìm thấy Trần Dân Tiên…

Theo Nguyễn Khôi – 75 tuổi nguyên chuyên viên cao cấp – phó vụ trưởng Văn phòng Quốc Hội, có thời gian  làm Bí thư chi bộ có các bác Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ cùng sinh hoạt, là  Nhà văn Hà Nội, tác giả bộ Cổ pháp cố sự, Chuyện làng Đình Bảng xưa, 4 tập- 920 trang viết về cội nguồn nhà Lý, giải thưởng VHNT Thủ Đô 2008- (xem Nguyễn Khôi- Wikipedia tiếng Việt).

Cuốn ” Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch” ra đời là do lúc đó (1945-1946) kể cả trong và ngoài nước, Tiếp tục đọc

NHỮNG CÁI CHẾT TỨC TƯỞI CỦA NHÀ VĂN (tiếp theo và hết)


Chuyện bây giờ mới kể [Kỳ 3] 

THÁI DOÃN HIỂU

Khái Hưng (1896 – 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Dư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Dư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu. Tiếp tục đọc

NHỮNG CÁI CHẾT TỨC TƯỞI CỦA NHÀ VĂN (2)


Chuyện bây giờ mới kể 

THÁI DOÃN HIỂU

Thiều Chửu

Thiều Chửu

Thiều Chửu (19021954)  là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ. học giả  Việt Nam, tác giả Hán Việt tự điển và nhiều bộ sách về Phật Giáo nổi tiếng khác. Ông từng được mời tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 với tư cách là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội.

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục  Tiếp tục đọc

NHỮNG CÁI CHẾT TỨC TƯỞI CỦA NHÀ VĂN


Lão Xá

Lão Xá

Kỳ 1: Chuyện bây giờ mới kể 

THÁI DOÃN HIỂU

Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc thực chất là một cuộc thanh trừng phe phái khốc liệt chưa từng có nếu đem so với Tần Thủy hoàng. Mười triệu nạn nhân đã chết thảm dưới tay “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông. Theo trưng cầu dân ý toàn Trung Quốc thì ông ta có 7 phần tội 3 phần công. Lấy Tần Thủy hoàng làm thần tượng, Mao đã thống nhất được Trung nguyên, nhưng xài tốn xương máu Dân Trung Hoa đến 60 triệu nhân mạng, trong đó chưa kể đến 39 triệu người chết đói trong phong trào đại nhảy vọt cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.   Tiếp tục đọc

CHÙM TRUYỆN CỰC NGẮN CỦA THÁI DOÃN HIỂU


THÁI DOÃN HIỂU

THÁI DOÃN HIỂU

THÁI DOÃN HIỂU

Viết tiểu thuyết như người đi trên đại lộ, viết truyện ngắn như ngồi trong cửa sổ nhìn ra. Nó chỉ là một nhát cắt. Nhát cắt sắc hay cạn tùy thuộc ở tay nghề và năng lực thẩm thấu cuộc sống của người cầm bút. Tôi vốn bình sinh viết nghiên cứu và phê bình văn học nhưng thể loại văn xuôi này chẳng xa lạ với tôi. Xin gửi tới bạn đọc một chùm  truyện cực ngắn viết theo phong cách cố sự tân biên (truyện cũ viết lại) của văn hào Lỗ Tấn và  truyện cực ngắn với đề  tài hiện đại viết theo phong cách văn hào Sê khốp để thấy rằng lối tư duy hình tượng đã giúp cho những trang văn tư duy tư biện khảo cứu văn hóa của tôi thêm sinh khí.  Tiếp tục đọc

BUÔN VUA


Truyện ngắn của THÁI DOÃN HIỂU

Thái Doãn Hiểu, 2010

Thái Doãn Hiểu, 2010

Sau này, mỗi lần đi qua quán Trung Tân của Trạng, tôi lại lặng lẽ mỉm cười trước cái bả lợi danh mà người đời thời nào cũng ham hố. Xưa, Lã Bất Vi từng rấm hạt giống của mình để buôn một ông vua và  thừa tướng họ Lã đã chết bất đắc kỳ tử vì ông vua con do mình lai ghép đó.

Trong các hàng hóa bán mua ở trên chính trường, có lẽ món béo bở có lãi  thượng thặng  là món kinh doanh quyền lực. Món này dễ mất đầu như bỡn nhưng không ai ngán mà từ bỏ nó cả.

(TDH) 

*   Tiếp tục đọc

THÂN PHỤ TÔI


THÁI DOÃN HIỂU

 Giáo sư Hương trường, Bác sĩ Đông y THÁI DOÃN TIÊN (1904-1988)

Giáo sư Hương trường, Bác sĩ Đông y THÁI DOÃN TIÊN (1904-1988)

Cha tôi sinh năm Thìn (1904), và người mất cũng năm Thìn (1988). Những hai con Rồng cơ đấy! Ông cưỡi Rồng đến với thế giới hoang dã này và giã từ thế kỷ máu lửa đầy giông bão này cũng trên mình Rồng. Nhưng rất tiếc con Rồng của cha tôi chỉ là Rồng Đất, Rồng giáng chứ không phải Rồng thăng. Bạn thử nhìn kỹ coi. Nó không có vảy, nghĩa là Rồng lươn như thời nhà Lý. Nó chỉ giỏi bò và trườn hệt lươn. Náu mình trong đầm phá, bao phen Rồng cất mình bay là là trên mặt nước rồi bổ nhào đâm đầu cắm xuống bùn, suýt chết.

Năm 2000, đón chào thiên niên kỷ mới anh em nhà chúng tôi dù tứ tán khắp nước nhưng đều nhận được tập hồ sơ tù của cha tôi Thái Doãn Tiên cùng chú  Út Thái Doãn Nghiên do Viện Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh gửi. Tiếp tục đọc

SỐ PHẬN CHÌM NỔI CỦA DANH NGÔN


THÁI DOÃN HIỂU

logonhanaiMột lần khi đọc Tuyển tập  Thơ Trần Nhuận Minh để viết tiểu luận phê bình Thơ phải lay động mọi người về số phận nhân dân ! tôi chỉ cho nhà thơ hai sai sót cần phải sửa ngay. Đó là câu đề từ trên bài Chiều Yên Tử là “Kinh không có chữ ấy là chân kinh”, tác giả câu danh ngôn này Trần Nhuận Minh chua là Nguyễn Du. Tôi nói: không phải của Nguyễn Du mà đó là một câu kinh Phật của Thích Ca Mầu Ni, nguyên văn bằng tiếng Phạn. Câu thứ hai là đề bài thơ dài ngoằng nhưng khá hay “Đứng trên thành nhà Hồ nhớ câu thơ Phúc chu thủy tín dân do thủy Tiếp tục đọc

CỦA CE’SAR XIN TRẢ LẠI CHO CE’SAR


THÁI DOÃN HIỂU

Thời kỳ còn sống lang thang Kazan, nhà văn trẻ tài năng M. Gorky luôn làm phiền cho trật tự của chính quyền, cảnh sát Nga Hoàng tống lao ông. Trong tù, ông vẫn viết truyện, tuồn ra ngoài in đều đều trên các mặt báo. Tên cai ngục đọc và rất mê truyện ngắn của M.Gorky. Vốn sính văn chương nhưng bất tài, y vào tận ngục thất kỳ kèo với nhà văn viết cho hắn mỗi tuần một truyện, đổi lại hắn sẽ thả tù nhà văn sớm. Từ đó, gã cai ngục Phêôđo xuất hiện Tiếp tục đọc