HIỆN TƯỢNG TRẦN ĐỘ


Trần Độ (Tạ Ngọc Phách) ở chiến trường.

Trần Độ (Tạ Ngọc Phách) ở chiến trường.

GS. TƯƠNG LAI
(Tác giả gửi NTT)

Nói như vậy, vì người viết muốn nhìn ra ở đây “một hiện tượng lịch sử” có ‎ nghĩa biểu tượng.  

Lịch sử đi tới theo đội hình hình thoi chứ không “dàn hàng ngang mà tiến”. Bao giờ những người đi trước cũng thuộc số ít. Càng ít hơn nữa là những ngươi có tầm mắt vượt lên phía trước, nhìn thấu được những điều mà nhiều người đồng hành chưa nhìn ra, hoặc nhìn nhưng chưa thấy, hoặc thấy nhưng chưa rõ. Và càng sát cái điểm đầu chóp hình thoi ấy thì càng đơn độc! Trần Độ là một hiện tượng, đúng hơn, Tiếp tục đọc

VÕ VĂN KIỆT: MẤY Ý KIẾN VỀ VIỆC XUẤT BẢN SÁCH “CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ”


Nhà văn, Trung tướng Trần Độ (1923-2002)

Nhà văn, Trung tướng Trần Độ (1923-2002)

Nguyên Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT

Theo yêu cầu, tôi tiếp nhà văn Võ Bá Cường, được nghe nhà văn trình bày đại thể nội dung tác phẩm “Tướng Trần Độ” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân sắp ấn hành. Tôi hoan nghênh, cần một sự công bằng với tướng Trần Độ và những người cống hiến gần hết cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng nhưng có những vấp váp nhất định!

Tôi biết nhiều về anh Trần Độ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả anh và tôi cùng ở trong Trung ương Cục miền Nam. Thời kỳ chống Pháp, tôi mới chỉ được nghe, được đọc về anh. Năm 1941, anh bị thực dân Pháp bắt, kết án 15 năm tù, đày đi Sơn La. Năm 1944, anh vượt ngục, Tiếp tục đọc

HỎI CHUYỆN TÁC GIẢ “CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ”


Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)

Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)

“Nhà văn phải dám ngồi bệt xuống đất mà viết”
(Võ Bá Cường)

DƯƠNG TỬ THÀNH thực hiện

– Tập sách “Chuyện Tướng Độ” của ông gặp rất nhiều trắc trở trước khi nó được ra mắt bạn đọc?

Võ Bá Cường: – Thời ấy cứ nhắc đến hai từ “Tướng Độ” là ai cũng muốn tránh, thậm chí khi tôi đi viết, cứ nhắc đến Tướng Độ là người ta không muốn nói đến nữa. Nhưng rất may tôi được anh Nghiêm Hà, nguyên là thư ký của Tướng Độ suốt từ những ngày ở chiến trường cho đến khi ông mất, Tiếp tục đọc

GIỖ DANH TƯỚNG TRẦN ĐỘ Ở SÀI GÒN


PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Tướng Giáp và Tướng Độ

Tướng Giáp và Tướng Độ

Những mơ xóa ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay biến hóa ác luân hồi
(Thơ Trần Độ)

Chủ nhật 4. 8. 2013, lịch ta là ngày 28. 6. Quí Tị, anh Trần Hải và chị Khánh Trâm, con trai và con dâu út của danh tướng Trần Độ ở Sài Gòn làm giỗ cha lần thứ mười một. Danh tướng Trần Độ mất ngày 1. 7. năm Nhâm Ngọ, theo lịch mặt trời là ngày 9. 8. 2002, đúng giỗ phải là thứ tư tuần tới. Chọn ngày chủ nhật làm giỗ là sớm mấy ngày để chính giỗ, mẹ và mấy anh trai sẽ đón vong linh danh tướng ra Hà Nội.

Tiếp tục đọc

NHỚ ANH TRẦN ĐỘ


TÔ NHUẬN VỸ

Nhà văn Tô Nhuận Vỹ
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ

Hồi đó (khoảng 1983-1984) khu sáng tác Đại Lải vừa hoàn thành và bắt đầu nhận một số văn nghệ sĩ tới ngồi sáng tác. Đó là một vùng cảnh quan trung du tuyệt đẹp với những biệt thự xây trên các triền đồi cạnh bên hồ nước xanh ngắt bao la,chỉ cách Hà Nội chừng một giờ xe chạy.Các biệt thự cách nhau vừa đủ để người ở biệt thự này không làm gì ảnh hưởng tới người ở biệt thự kia, nhất là khi họ đang “nhập thần” sáng tác. Ngay tại mỗi biệt thự có hai căn cùng vách nhưng riêng bịêt. Tiếp tục đọc

BÙI MINH QUỐC: LƯƠNG TRI


Nhà thơ Bùi Minh Quốc và NTT

Nhà thơ Bùi Minh Quốc (phải) và NTT

BÙI MINH QUỐC

Kính tặng anh Trần Độ

Ai khóc bể dâu buồn, ai nhấm nháp cô đơn
Ai xuôi tay nuốt nghẹn uất hờn
Ai tìm động hoa vàng núi biếc
Ai rong chơi hát điệu vô thường ?

Tiếp tục đọc

VỀ THĂM MỘ BỐ – TƯỚNG TRẦN ĐỘ


TRẦN HẢI – KHÁNH TRÂM

Bia mộ Tướng Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)

Một ngày đầu tuần tháng 6/2012 vợ chồng chúng tôi về thăm mộ ông ở Thái Bình. Sáng nay trời Hà Nội âm u, mưa từ đêm qua. Lúc 7h chúng tôi rời ngôi nhà 97 Trần Hưng Đạo mưa vẫn chưa ngớt nhưng cả hai vẫn thực hiện kế hoạch hôm nay về Thái Bình. May quá trên đường đi thì trời cứ sáng dần lên rồi mưa tạnh. Khoảng hơn 8h xe đến Phủ Lý. Nơi đây nổi tiếng hơn chục năm nay về một món ẩm thực được chế biến bằng thứ bột gạo mà ai đã đến Phủ Lý cũng sẽ dừng chân thưởng thức, Tiếp tục đọc