THƯ NGỎ CỦA NHÀ VĂN ĐỖ LAI THÚY VỀ VIỆC RA KHỎI HỘI NHÀ VĂN VÀ BVĐ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP


Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy

Kính gửi:
– Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
– Ông Nguyên Ngọc, Trưởng ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập.

Thưa hai ông, tôi là Đỗ Lai Thúy, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thuộc bộ phận lý luận phê bình.

Năm 1992, tôi vào Hội với mục đích để có điều kiện nâng cao trình độ học thuật và nghệ thuật của mình, đồng thời, nếu có thể, đóng góp cho Hội và rộng ra cho ngành phê bình văn học nói chung, nhằm góp phần xây dựng một nền văn học Việt Nam giàu tính nghệ thuật và tính hiện đại. Trong 23 năm ở trong Hội, tôi đã hiểu được những giới hạn của bản thân mình cũng như những khung khổ của Hội với tính chất là một hội chính trị – xã hội – nghề nghiệp. Tiếp tục đọc

ĐỌC NHỮNG SỰ ĐỌC CỦA HOÀNG NGỌC HIẾN


ĐỖ LAI THÚY

 

Hoàng Ngọc Hiến

Hoàng Ngọc Hiến

Trên bản đồ nghiên cứu văn học, văn hóa, và minh triết, triết học, Hoàng Ngọc Hiến là một nét đậm. Ông không để lại hệ thống mà để lại những con chữ có chứa chất nổ.

Cuốn sách Hoàng Ngọc Hiến trong lòng bè bạn (NXB Hội Nhà văn, 2011) là một tập tưởng niệm, và có phần nặng về hiếu hỷ. Phần hỷ là những tham luận từ cuộc Hội thảo 80 năm sinh Hoàng Ngọc Hiến, còn phần hiếu là những bài viết trước/trong/sau cái chết của ông, chỉ một năm sau đó. Thường thì trong những dịp như vậy, ít ai nói về học thuật đã đành, và cũng không nhiều người đưa ra những luận giải sâu Tiếp tục đọc

TRƯƠNG ĐĂNG DUNG VỚI THƠ–THỜI–GIAN


Trường Đăng Dung

ĐỖ LAI THÚY

Anh không thấy thời gian trôi
thời gian ở trong máu, không lời
ẩn mình trong khóe mắt làn môi 

Trong dáng em đi nghiêng nghiêng
như đang viết lên mặt đất thành lời
về kiếp người ngắn ngủi

(T.Đ.D.)

1. Bạn đọc trước đây đã từng quen với một Trương – Đăng – Dung – lý – luận, thì từ đây sẽ quen với một Trương – Đăng – Dung – thơ, những chiều kích khác nhau của một con người. Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: