SẮP XỬ “ANH BA SÀM” NGUYỄN HỮU VINH – HỎI CHUYỆN VỢ ANH


Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thời nhỏ.

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thời nhỏ.

NTT: Từ năm 2007, Nguyễn Hữu Vinh sáng lập trang ANH BA SÀM (hay BA SÀM) với slogan “Phá vòng nô lệ – Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè”. Đấy là một trang điểm tin hàng ngày (thỉnh thoảng có bình luận vài dòng rất ấn tượng), tổng hợp các tin tức từ báo trong nước và quốc tế, báo “lề phải” và “lề trái” và các thông tin tự do trên mạng, tuy nhiên, từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung – Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền VN của TQ. Mình rất thích trang BA SÀM vì chỉ cần nhấp chuột vào là biết được những thông tin nổi bật nhất hàng ngày với nhiều chiều hướng khác nhau, kể cả sự trái ngược thông tin khiến người đọc phải phân tích để tìm thấy SỰ THẬT. 

Mình đã cám ơn BA SÀM khi có dịp gặp anh trong những cuộc biểu tình phản đối TQ xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ Tổ quốc VN.

Tháng 5/2014 Nguyễn Hữu Vinh bị bắt vì viết blog, theo điều luật 258, sau khi anh đã giao quyền sử dụng blog Anh Ba Sàm cho người khác.

19/1/2016 này, Tòa Hà Nội sẽ đem anh ra xét xử sau nhiều lần “điều tra lại”. Xin giới thiệu cùng bạn cuộc trò chuyện vừa đây giữa Kính Hòa và bà Lê Thị Minh Hà, vợ anh Vinh với tựa đề: Tiếp tục đọc

HẬU ĐẠI HỘI NHÀ VĂN, PHỎNG VẤN NHÀ THƠ HỮU THỈNH


Nhà thơ Hữu Thỉnh

Nhà thơ Hữu Thỉnh

Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX vừa kết thúc tại Hà Nội (ngày 11-7-2015), thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhà thơ Hữu Thỉnh (trong ảnh), Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020) đã có những chia sẻ thẳng thắn về những vấn đề diễn ra trước, trong và sau đại hội. 

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Hữu Thỉnh, ông có thể đưa ra đánh giá nhanh về những thành công và những điều tạm gọi là chưa thực hiện được trọn vẹn tại Đại hội lần này?  Tiếp tục đọc

KHÔNG THIẾU VẮNG GƯƠNG MẶT NHÀ VĂN TRẺ


VÕ THỊ XUÂN HÀ

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn VN lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội. Hàng loạt những băn khoăn được đặt ra như: chất lượng nhân sự, hội viên; làm thế nào để Hội thoát cơ chế bao cấp; sáng tác văn học đang xa rời thực tế… PV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với nhà văn Võ Thị Xuân Hà, Ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, Trưởng Ban Nhà văn trẻ khóa VIII.

PV: Thưa bà, trước kỳ Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn VN lần thứ IX, nhân sự vẫn luôn là một vấn đề rất nóng, dư luận đã đề cập tới sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của Hội Nhà văn VN bằng cách đổi mới nhân sự trong BCH hiện được cho là quá cũ. Với vai trò là Ủy viên trong BCH, chị có  thể nói điều gì?  Tiếp tục đọc

MỘT GÓC NHÌN VỀ VĂN XUÔI HẬU CHIẾN VIỆT NAM


Nhà phê bình Bùi Việt Thắng

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng

BÙI VIỆT THẮNG (Trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn hóa Nghệ An)

1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc 40 năm. Cũng từ đó bắt đầu một thời kỳ mới của văn học Việt Nam – văn học hậu chiến tranh. Chúng tôi xin nói rõ, rằng chúng tôi muốn ông sẽ trao đổi về  văn học Việt Nam sau 30.4.1975, mà chúng tôi tạm gọi là văn học Việt Nam hậu chiến tranh chứ không chỉ là văn học viết về chiến tranh. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?  Tiếp tục đọc

TRÒ CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ “THÔNG REO NGÀN HỐNG”


NGUYỄN KHẮC PHÊ thực hiện

Đọc Thông reo ngàn Hống (NXB Trẻ), bạn đọc phát hiện nhiều điều bất ngờ khác về Nguyễn Công Trứ (1778-1858) – nổi tiếng với câu thơ Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo! Dưới đây là cuộc trờ chuyện của nhà văn Nguyễn Khắc Phê với nhà văn Nguyễn Thế Quang – tác giả Thông reo ngàn Hống:

Nhà văn Nguyễn Thế Quang – Ảnh: T.Diệp

Tiếp tục đọc

Chỗ đứng của tinh thần miền Trung không chỉ ở miền Trung


Nhà thơ NGUYỄN TRỌNG TẠO (Trả lời báo Lao Động)

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, 1 trong 3 sáng lập viên của tờ tạp chí Cửa Việt nức tiếng một thời của miền Trung, chia sẻ với phóng viên Lao Động những trăn trở của ông về đất và người Trung Bộ…

 “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

Tiếp tục đọc

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: “CHÚNG TÔI KHÔNG COI VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN LÀ CÔNG CỤ CỦA AI HẾT”


Nhà văn Nguyên Ngọc - Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Nhà văn Nguyên Ngọc – Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

NTT: Nhà văn Nguyên Ngọc vừa cho đăng bài ông trả lời nhà báo Liêu Thái trên mạng sau khi ông tuyên bố rút khỏi Hội Nhà Văn VN. Có thể nói, với cuộc phỏng vấn này ông đã trút hết tâm can ra cùng bạn đọc. Để hiểu thêm về những suy nghĩ, day trở của ông về văn học, về hội đoàn, về nhân tình thế thái, NTT xin đăng lại bài phỏng vấn này để bạn đọc rộng đường dư luận.

NGUYÊN NGỌC (Liêu Thái thực hiện)

Tiếp tục đọc

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tâm thức một người cầm bút xứ Huế


Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân trả lời phỏng vấn

Nhân sinh nhật lần thư 125 của Chủ tịch Hồ Chí Minh,nhà thơ Từ Quốc Hoài và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.

  1. 1. Từ Quốc Hoài.- Là nhà nghiên cứu đã dành nhiều công sức tìm hiểu về Hồ Chí Minh, ông đánh giá thế nào vai trò của Hồ Chí Minh trong công cuộc giành độc lập cho dân tộc?

Tiếp tục đọc

ĐIỀU LỆ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 1957


DieuLeTừ ngày 01 đến 04 tháng 05/1957, tại Câu lạc bộ Đoàn Kết cạnh quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam. 278 đại biểu tham dự Hội nghị đã thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động, và bàu ra BCH hội 25 người. Trong điều lệ 6 chương 17 điều, có đoạn ghi rõ: “Hội Nhà văn Việt Nam đoàn kết mọi nhà văn yêu nước và tiến bộ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị, xu hướng nghệ thuật” (điều III).

Trích:

Hội viên Hội nhà văn việt nam có quyền: Tiếp tục đọc

VĂN HỌC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC – KHOẢNG CÁCH VÀ DẤU NỐI


NGUYỄN TRỌNG TẠO trả lời phỏng vấn của Nhuệ Tâm

NTT: 10 năm trước, nhân kỷ niệm 30 tháng Tư, Nhuệ Tâm từ nước ngoài có đưa ra mấy câu hỏi để phỏng vấn một số nhà văn trong nước và hải ngoại. Loạt bài này đã đăng trên tienve.org năm 2005. Nay đọc lại bài trả lời của mình, tôi thấy nếu được nói lại, tôi vẫn nói như thế. 

Trái sang: Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Xuân Nguyên, Du Tử Lê.

Trái sang: Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Xuân Nguyên, Du Tử Lê.

Tiếp tục đọc

30/4 – NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA


LARRY ENGELMANN

“Tôi không có một gắn bó tình cảm nào quá lớn đối với Việt Nam như vài bạn đồng nghiệp của tôi đã quả tình yêu mến đất nước này. Nhưng đến giây phút cuối, nhìn thấy chung cuộc xảy ra thế ấy, tôi nghĩ chúng ta đã làm một việc tồi tàn đối với dân tộc này, đáng lẽ họ được khá hơn nếu đừng bao giờ chúng ta đến đây. Ngay từ lúc đầu”.
(THOMAS POLGAR, Chỉ huy Trung ương Tình báo Mỹ tại Việt Nam)

Tiếp tục đọc

CAO XUÂN THƯỞNG: BẢO TỒN VÍ GIẶM PHẢI BẮT NHỊP ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN


Nhà thơ, Nghệ nhân dân gian Cao Xuân Thưởng.

Nhà thơ, Nghệ nhân dân gian Cao Xuân Thưởng.

NTT: Nhà thơ Cao Xuân Thưởng là bạn tuổi thơ của tôi ở làng. Khi tôi nhập ngũ, anh cũng khăn gói đi học Lâm nghiệp. Làm nghề rừng, còn đi học thêm ĐH Kinh tế. Nhưng cái máu văn nghệ thì phát từ nhỏ. Hát dân ca, làm thơ in 3 tập, 1 tập đoạt giải thưởng Hồ Xuân Hương, rồi viết các bản ca trù cho CLB ca trù huyện nhà. Anh cũng viết nhiều hoạt cảnh dân ca Nghệ Tĩnh và đoạt nhiều giải thưởng. Gần đây, được nhà nước phong là Nghệ nhân dân gian. Thấy có bài báo Nghệ An phỏng vấn anh, đưa lên đây khoe bạn mình chút xíu.

Tiếp tục đọc

HÀ NỘI NÊN ĐÁNH DẤU 30/4 NHƯ THẾ NÀO?


Theo kế hoachj, một số nơi ở Việt Nam dự kiến đánh dấu 40 năm sự kiện 30/4 với bắn pháo hoa, duyệt binh v.v...

Theo kế hoachj, một số nơi ở Việt Nam dự kiến đánh dấu 40 năm sự kiện 30/4 với bắn pháo hoa, duyệt binh v.v…

BBC (23.3.2015)

Hà Nội không nên tổ chức đánh dấu sự kiện 30/4 với quy mô quá tốn kém và nên quan tâm tới tâm lý muốn ‘hòa giải’ dân tộc của người dân, theo ý kiến của giới quan sát trong lúc ba miền ở Việt Nam đang rục rịch hay đã và đang chuẩn bị đánh dấu sự kiện thống nhất đất nước tròn 40 năm.  Tiếp tục đọc

Bộ Văn hóa: Thánh thần không phù hộ cướp lộc bạo lực


PGS.TSKH Phan Đình Tân: "Tôi rất đau lòng khi nhìn những hình ảnh cướp giật ở hội Gióng". Ảnh:NVCC.

PGS.TSKH Phan Đình Tân: “Tôi rất đau lòng khi nhìn những hình ảnh cướp giật ở hội Gióng”. Ảnh:NVCC.

QUỲNH TRANG

Người phát ngôn Bộ Văn hóa Phan Đình Tân khẳng định Bộ có thể cấm tổ chức nếu lễ hội nào tái diễn tình trạng hỗn loạn, bạo lực.

– Tình trạng tranh cướp lễ vật dẫn đến đánh nhau đã diễn ra nhiều năm, gần đây nhất là hội Gióng (Hà Nội, mùng 6 Tết), lễ hội cướp phết (Vĩnh Phúc, mùng 7 Tết), Bộ Văn hóa đánh giá thế nào về hiện tượng này?

– Bộ Văn hóa phản đối các hành động đánh lộn, tranh giành trong lễ hội, kể cả những hành vi tạo điều kiện cho mọi người tranh cướp hỗn loạn như thế. Ban Bí Thư, Thủ tướng, Bộ Văn hóa đã ra công văn, chỉ thị… tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, cách làm của các địa phương chưa được.  Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRUNG ĐỨC “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” VÌ DỊCH


Dịch giả Nguyễn Trung Đức qua ống kính  nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán.

Dịch giả Nguyễn Trung Đức qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán.

Dịch giả nổi danh của Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả… sinh thời gặp không ít “tai nạn” dịch thuật. Câu chuyện nghề của ông là sự khích lệ lớn cho những đồng nghiệp hậu sinh, nhất là khi câu chuyện về dịch thuật đang nóng lên trong dư luận.

Từ năm 1981 tới 2000, Nguyễn Trung Đức có 19 năm liên tục dịch văn học Mĩ Latin. Kết hợp với các dịch giả khác, ông cho ra đời khoảng 35 đầu sách dịch văn học Mỹ Latin, trong đó có 14 tiểu thuyết. Riêng tác gia Gabriel Garcia Marquez ông dịch 7 tiểu thuyết và khoảng 50 truyện ngắn. 

Nguyễn Trung Đức có công lớn trong làng dịch thuật Việt Nam. Năm 1986, với việc dịch Trăm năm cô đơn của Garcia Marquez, ông trở thành dịch giả văn học Mỹ – Latin nổi tiếng và tiên phong. Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: