NGUYỄN SỸ HÓA
Người ta thường bảo, bác sĩ sao hay nói tục, nhất là bác sĩ sản, ngoại khoa. Đúng vậy, một phần do tính cách từng người, nhiều phần do hoàn cảnh, môi trường tạo ra. Những người làm công việc phẩu thuật như chúng tôi, thường đứng bên bàn mổ có ngày đến 7-8 tiếng đồng hồ. Có gì để nói, ngoài mấy chuyện tiếu lâm, nhất là những chuyện liên quan đến “hai cái ngàn vàng” đã được đặt từ xưa (đã có trong tập Thơ Đừng Đọc của tôi – 2014) . Vả lại, làm nghề thầy thuốc, không gì hạnh phúc, vui sướng bằng, khi một ca phẫu thuật khó – thành công, bệnh nhân được khỏi bệnh, thì cái tục, cái bỗ bã, thơ ca thường cứ đan xen nhau. Có khi bệnh nhân, người nhà không “tuân thủ” y lệnh bác sĩ, cũng bị “mắng –nạt”. Rồi họ cũng “tha thứ” cho thầy thuốc… Chuyện tiếu lâm, chuyện tếu trong nghành y nhiều lắm, nhất là những chuyện liên quan đến chuyên ngành ngoại, sản khoa.
Nhưng sáng nay, tôi có một chuyện khá hy hữu, thú vị trong phòng “mổ” tư nhân của tôi- Chuyện là thế này:
Cháu Huyền, 23 tuổi, y tá phòng mổ đang buộc giây áo phẫu thuật cho tôi- bệnh nhân thì đang nằm trên bàn mổ, tỉnh táo, vì phẫu thuật chỉ gây tê tại chỗ, người bắc (Lào Cai) và vài học viên xin học việc đứng cạnh bàn mổ cũng người Bắc. Tự nhiên tôi buồn “đánh rắm”- quê tôi gọi là Đ. Cố mãi không được- chợt nghĩ lại câu các ông, bà xưa thường nói: “khu mệt khu thở, ai nỡ mắng khu”. Nhưng tôi thì nghĩ – “Thở” làm gì có tiếng, trừ khi ngáy ngủ. Chỉ có “khu ho” mới có tiếng chứ. Như hôm qua tôi sửa cho nhà thơ Trần Ninh Hồ (Giải thưởng Nhà nước năm 2012) câu thơ: “Rượu là cao gạo, khác gì cơm đâu?” Nếu là cao của gạo thì chỉ là bánh đúc, chất đặc của gạo, sao thành rượu được (chất lỏng).
Tôi mạo muội xin anh Hồ sửa lại. “Rượu- siêu tinh dầu gạo, khác gì cơm đâu?. Anh Hồ cười ha hả, sướng quá Hóa ơi! Anh sẽ sửa lại.
Thế rồi tôi “Ho”… một tràng… Cả phòng mổ lặng đi, ai cũng ngơ ngác, có người tủm tỉm cười, có người đỏ mặt nhưng vẫn chìm trong yên lặng. Tôi cũng ngượng lắm, khó coi lắm vì toàn người bắc trong phòng mổ. Tôi chợt nghĩ lại câu chuyện ngày xưa:
Một cặp vợ chồng không có con trai, chỉ có ba con gái, nhà không giàu nhưng có ba sào ruộng. Còn trẻ nhưng ông đã “di chúc” với ba con:
Đứa nào mà khôn, ngoan, dũng cảm… bố sẽ cho một sào ruộng, còn hai sào bán đi để lo hậu sự cho bố mẹ khi qua đời. Một hôm, ông bố có bạn quí đến nhà, trong bữa cơm ba con gái ngồi gần bố. Giữa bữa ăn đông vui lại có khách quí, ông bố lỡ… “ít, ít” lại kêu to, ông bố ngượng quá, không biết làm gì, nói gì để giải tỏa cái “lỗi” của mình, đành phải hỏi “mi hay ai?”. Đứa con gái cả thưa – con không. Bố quay sang con gái thứ hai – Con không! Rồi bố quay sang con thứ ba – Thưa bố! con, con, con xin lỗi bác, xin lỗi cả nhà. Rứa là, sau khi khách về, ông bố tuyên bố: “Sào ruộng kia là của con út”. Rồi tôi láu cá, nhanh ý không kịp hỏi, “đổ lỗi” ngay cho cháu Huyền (vì chỉ có Huyền đứng cạnh tôi). Huyền đánh rắm phải không cháu? Huyền trả lời “vậng ạ, cháu xin lỗi bác và mọi người..”. Thế là cả phòng cười ồ lên những tiếng cười sảng khoái, vui vẻ. Rồi tôi nói ngay với Huyền: “Cảm ơn cháu, cháu dũng cảm, thông minh lắm, dám lấy thân mình giải tỏa đít bác “Ho” .
Mọi người lại ồ lên… Rồi ca phẩu thuật thành công mĩ mãn… Bệnh nhân, thầy thuốc cùng cười, cười ha hả…
Filed under: Bài của bạn, Thư giãn | Tagged: NGUYỄN SỸ HÓA |
Tôi xin phép sửa lại như sau : “… dám lấy thân mình giải toả
CHUYỆN bác ho” ,thay vì ĐÍT thô lỗ sổ sàng vì có thể vô tình
xúc phạm cô y tá và cười thoải mái hơn rất nhiều !