NTT: An Tuyên là một cô gái Xứ Nghệ (quê huyện Nghi Lộc) sống ở Đức đã lâu. Tuy ở trời Tây nhưng tâm hồn chị luôn hướng về quê hương. Chị mê những làn điệu dân ca Xứ Nghệ, và dù bận việc bán hàng ở cửa hàng riêng, những lúc rảnh rỗi, chị lại mang cây đàn organ nho nhỏ ra để sáng tác những bài ca ngẫu hứng. Vậy mà mới vài ba năm, chị đã sáng tác được hàng chục ca khúc mà chất liệu chủ yếu là dân ca Xứ Nghệ. Nhiều ca khúc của chị được các ca sĩ trong nước yêu thích và thu thanh làm CD, VCD riêng. Đài VTV cũng đã nhiều lần giới thiệu ca khúc của chị.
Âm nhạc An Tuyên luôn ấm áp, da diết tình yêu quê hương đất nước. Cho dù không được đào tào âm nhạc cơ bản, nhưng với nỗ lực tự học, chị đã viết nên những tác phẩm xinh xắn, giàu bản năng và khí chất của người nhạc sĩ.
Có thể kể tên một số ca khúc của chị được nhiều người yêu thích như “Lời cỏ may”, “Thương ơi điệu ví”, “Bến xưa”, “Sóng không từ biển”, “Dòng sông tuổi hai mươi”… được thể hiện với các giọng ca quen biết: Quang Thọ, Thành Lê, Lê Anh Dũng, Đăng Thuật, Quế Thương, v.v…
Tháng trước, An Tuyên hát cho tôi nghe qua điện thoại một ca khúc mới, bài “Khúc tình Huế”. Điều đặc biệt của bài này là chị phổ thơ của một người bạn hiện đang là Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là anh Nguyễn Văn Cao. Nguyễn Văn Cao vốn là kỹ sư xây dựng, nhưng rất yêu văn nghệ. Hồi tôi còn ở Huế, anh em chơi với nhau khá thân thiết cũng vì cái tình yêu văn nghệ ấy. Giờ làm Chủ tịch tỉnh, anh luôn mơ ước có một bài ca mới về Huế. Và An Tuyên đã tự nguyện nhận phổ nhạc bài thơ của anh. Theo An Tuyên kể thì gần 2 năm nay chị luôn trăn trở về bài hát này, nhưng chỉ vì chị chưa ngấm dân ca Huế như dân ca Nghệ, nên chưa phổ nhạc được. Mãi gần đây, bỗng thấy cảm xúc khá đầy đặn, chị mới viết nó ra. Nghe chị hát qua điện thoại, tôi thấy bài hát khá sâu đậm tình người Xứ Huế. Và bảo chị hãy thu thanh với giọng hát Anh Thơ thử xem. Anh Thơ hát những bài hát khó như thế lại hợp, và đặc biệt là việc xử lý chất liệu dân gian rất hiệu quả.
Qua liên lạc giữa tác giả và ca sĩ, “Khúc tình Huế’ đã được Anh Thơ thu thanh tại Hà Nội. An Tuyên gửi bản thu thanh từ Đức về cho tôi. Quả đúng là “rất hiệu quả”, khó ca sĩ nào hát hay hơn thế. Là tôi cảm giác vậy. Mời bạn cùng nghe Anh Thơ hát xem sao nhé.
.
KHÚC TÌNH HUẾ
CA KHÚC MỚI CỦA AN TUYÊN – Lời: NGUYỄN VĂN CAO
CA SĨ: ANH THƠ
MỜI NGHE MỘT SỐ CA KHÚC CỦA AN TUYÊN TẠI ĐÂY
Filed under: CD Âm Nhạc, Làng văn nghệ, VCD | Tagged: AN TUYÊN |
Tôi nghe bài hát này nhiều lần mà vẫn thích nghe nữa.
Ước gì được gặp nhạc sĩ An Tuyên, nhà thơ Nguyễn Văn Cao và ca sĩ Anh Thơ để nói mấy lời.
Tôi tin bài hát này sẽ làm thay đổi ý nghĩ của tôi về Huế.
Cám ơn và cám ơn.
tôi không phải là nguoi xu Hue nhung nghe sao nho hue den la ky,thuong hue den lạ kỳ .Cảm ơn nhac sĩ nguyen trong tạo đã gioi thiêu ca khuc rât Hue ,
Bài hát hay quá các bạn ơi. Tui người Huế nghe cứ gai cả người. Xin phép bác Tạo và các tác giả tải về máy nhà để nghe hỉ.
Không biết nói chi hơn là cám ơn.
Lâu lâu rồi mới có một sáng tác về huế hay đến như vậy,Tôi cứ nghe mãi,càng nghe càng hay ,Có lẽ ca sĩ Anh ThƠ là nguoi đã mang đến thành công cho ca khúc này .Cảm ơn nhà tho,nhạc sĩ nguyễn trong Tao đã gioi thiêu ca khuc rất hay của LAT va NVC.Cho phep tôi tải về máy để nghe .Cam ơn tat ca
Ba cái “phá cách” thú vị đã làm nên thành công của bài hát.
Nghe tới lần thứ ba thì tôi biết cảm nhận của tôi về sự thành công của bài hát Khúc tình Huế là chính xác. Lời thơ, đích thị là của một người Huế, có gốc gác Huế và đang ở Huế. Bài thơ với tình cảm sâu nặng và đượm chất men say với Huế. Một người Huế có tình cảm sâu nặng với Huế là điều dễ hiểu. Nhưng một người Huế lại còn có men say với Huế lại là điều không dễ. Nó như một sự “phá cách” vậy. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu như chân lý: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Với cái lô-gic đấy thì tôi dám chắc rằng, cũng đã có thời gian Nguyễn Văn Cao xa Huế. Nếu không phải như vậy, cái “phá cách” không được nhuần và có lý đến vậy.
Với ngôn ngữ âm nhạc, Lê An Tuyên đã chuyển tải được tinh thần của bài thơ. Âm điệu rất Huế. Nhưng cái hay của Lê An Tuyên là hai khoảng phá cách trong bài hát. Phá cách mà không khiên cưỡng. Nhờ cái phá cách đó làm bài hát thêm hay, không lẫn, không chìm vào những bài hát khác cũng đã rất hay về Huế.
Với bài hát này, Anh Thơ đã thể hiện được tài năng vốn có của mình. Tuy nhiên một số từ, hay cụm từ như “còn vương vấn lòng”, “ Vân” trong “Vân lâu”, hay “thuyền” trong “đầy thuyền” v.v…Anh Thơ không thể phát âm được như người Huế. Cũng phải thôi, vì Anh Thơ không có thổ âm (accent) của người Bình- Trị- Thiên. Vậy cũng hay, nếu không bài hát sẽ “quá Huế”. Tôi cho rằng cũng thêm một “phá cách” thú vị.
Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng Lam xứ Nghệ .Từ thưở ấu thơ những lời ca ví dặm và điệu hò mái nhì man mác sông Hương qua lời hát ru của Mẹ đã thấm đẫm tâm hồn và nuôi dưỡng tâm hồn tôi.Thời thiếu nữ tôi cũng đã mơ màng tới chiếc nón bài thơ và thích mặc một chiếc áo dài mà tím – cái màu tím đặc trưng cho xứ Huế,
Tôi cũng đã đến Huế- nơi Cố đô có dòng Hương chảy giữa đôi bờ thơm hoa cỏ .Nhìn những con đường ,ngắm những bức tường ,thành quách rêu phong …mỗi bến nước như còn in lại dấu vết của tiền nhân.
Huế không những là nơi Đế Đô với những thăng trầm của lịch sử mà còn là nơi hội tụ văn hóa đặc sắc một nét đẹp rất riêng mà “chẳng nơi nào có được “.Với Huế trong tôi có quá nhiều cảm xúc nhưng để viết một điều gì về Huế chẳng dễ một chút nào.Bởi nó chưa ngấm và thấm vào tôi như những làn điệu ví dặm quê mình.
Nhưng qua trò chuyện và đọc được sự trải lòng của anh Nguyễn văn Cao ( bạn thân của gia đình hồi còn sinh viên ) viết về Huế .Tình yêu Huế của anh đã chuyển tải cho tôi ,đã khơi dậy trong tôi giai điệu xứ Huế và đã cho tôi cảm xúc về Huế được đầy đặn và thăng hoa chảy thành giai điệu.
Từ lâu nhiều nhà văn ,nhà thơ,nhạc sĩ đã viết và sáng tác những ca khúc về Huế rất hay nhưng chắc có lẽ chưa có ai có một sự ví von sâu sắc về đôi bờ của một dòng sông Hương “Huế ơi ta mãi như nước dòng Hương chảy –Một bờ phụ mẫu ,môt bờ Huế thương” .Một bên là Cha mẹ nặng tình máu mủ .Một bên là ân nghĩa quê hương.Dòng Hương ấy! Đôi bờ ấy ! Mảnh đất ấy đã gắn chặt tâm hồn người con xứ Huế như vậy đó Tôi lặng người đi khi bắt gặp sự trải lòng của anh Nguyễn Văn Cao viết Huế .Chính nó đã tạo cho tôi một cảm xúc đặc biệt để nó Hoài cảm âm thanh thành nốt nhạc .Tôi thấy giữa tôi và anh có một đồng điệu về mặt cảm xúc với Huế. Thật may mắn Khúc tình huế với giọng ca ngọt ngào ,tha thiết của ca sĩ Anh Thơ đã giúp chúng tôi chuyển tải được sự đồng cảm ấy tới các bạn yêu Huế và yêu dòng nhạc dân gian này và đã dành cho nó một tình cảm thân thương .
Tuy sống xa quê hương đã lâu.nhưng tâm hồn tôi lúc nào cũng đau đáu nghĩ,nhớ về quê ,Hình như càng lớn tuổi ,càng xa quê lâu thì nỗi nhớ càng dày thêm.
Tôi trân trọng cảm xúc này cho quê hương .Tôi sáng tác là để an ủi chính mình và cũng chia sẻ với những người yêu Huế mà phải sống xa xứ Huế của mình.
Jena 25.7.2012 .BRD –Lê An Tuyên.
Đậm chất xứ Nghệ
Triết lý ông Đồ
Sâu cay nhói lòng
Vơi nỗi nhớ quê
Lê Tân (Trung tâm Du lịch Trải nghiệm Huế Xưa Huế Nay)
Tôi đơn thuần là một người làm công tác Du lịch, mà lại làm “Du lịch” trên đất Huế. Chính vì vậy nên với tôi khi tình cờ được giới thiệu và được nghe bài hát Khúc Tình Huế (Thơ: Nguyễn Văn Cao, Nhạc Lê An Tuyên, Ca sĩ Anh Thơ thể hiện); Bài hát nghe mới nghe mà tưởng như rất đổi thân quen, bởi với tôi dường như chính nó đã là “Huế” tự bao giờ! Tôi cảm nhận như được truyền thêm sự mãnh liệt để khơi dậy và giới thiệu những trầm tích đang còn lắng đọng trong lòng dòng sông Hương đến với du khách và bạn bè yêu Huế.
Sáng nay may mắn được nói chuyên qua điện thoại với chị AnTuyên (tác giả bài hát) qua trao đổi tôi muốn xin chị được sử dụng bài hát làm “Phần Hồn” cho Cuộc thi Giọng Ca “TIẾNG HÁT DÒNG HƯƠNG” một sân chơi văn hoá âm nhạc cho công chúng và du khách đên Huế (Đề án cuộc thi này đã được UBND tỉnh thành lập BTC và cho phép triển khai – dự kiến khai mạc từ 01/12/2012 và chung kết vào tháng 5/2013 tại “CỒN NÓN ” ngay trên dòng Hương Giang)
Xin gửi lời ngưỡng mộ và tri ân đến với nhà thơ, nhạc sĩ; những người đã làm tăng thêm giá trị văn hoá và vẽ đẹp nên thơ của xứ HUẾ.
(Huế 17/8/2012)
Tôi là người Huế và là bạn của anh Nguyễn Văn Cao. Chơi với anh nhiều năm và chỉ thấy anh là một người bận bịu với công việc và càng bận hơn khi anh giữ trọng trách chủ tịch UBND tỉnh. Rồi một hôm gặp chị Oanh vợ anh, qua câu chuyện tôi mới biết nhạc sỹ Lê An Tuyên mới phổ nhạc hai bài thơ của anh. Đêm hôm đó tôi đã nghe rất nhiều lần: Khúc tình Huế.
Tôi thật sự xúc động khi mở dầu bài hát là tiếng gọi Huế ơi da diết của Anh Thơ. Tiếng gọi là sự đồng cảm và cộng hưởng của người viết thơ, người phổ nhạc, người hát và chắc chắn Huế rất sâu đậm trong cả 3 tâm hồn ấy.
Thương vành nón Kim luông là tình cảm của anh Cao với quê hương, với vùng đất quê vợ và với chính người vợ anh. Thật trân trọng những con người yêu thương vợ chồng khi đã có tuổi.
Tôi rất tâm đắc với quan điểm: Hạnh phúc là xẻ chia của anh.
Xin cảm ơn những người đã làm nên một bài hát hay cho Huế. .
Lê Tự Minh